Chất độc là gì? Thuật ngữ, phân biệt và đặc điểm của chất độc

1. Chất độc là gì?

Trong ngữ cảnh sinh học khái niệm các chất độc là các chất có thể gây hư hại bệnh, hoặc tử vong cho các cơ thể, thường bằng các phản ứng hóa học hoặc các hoạt tính khác trên phạm vi phân tử, khi một số lượng vừa đủ được cơ thể sinh vật hấp thụ vào.

Chất độc hại trong bao bì thực phẩm

Chất độc hại trong bao bì thực phẩm

Paracelsus, cha đẻ của ngành độc chất học, đã từng viết: Mọi thứ đều là chất độc, trong mọi thứ đều có chất độc. Chỉ có liều lượng là làm cho một thứ không phải là một chất độc.

2. Thuật ngữ và phân biệt chất độc

Một vài chất độc cũng là các độc tố thường là các chất được tạo ra trong tự nhiên, như các protein của vi khuẩn gây ra bệnh uốn ván và chứng ngộ độc thịt. Nhưng sự phân biệt giữa hai thuật ngữ nay thường không được sử dụng một cách tuân thủ

Ngành y khoa và động vật học

Một độc tố thường được phân biệt với một nọc độc.

Độc tố: Là các chất độc được tạo ra thông qua một vài chức năng sinh học tự nhiên. Một cơ thể có thể vừa có nọc độc vừa có chất độc.

Nọc độc: Tiếng Anh là venomous, gồm các độc tố động vật được phun ra khi sinh vật cắn hoặc đốt để truyền qua dưới da để gây hiệu ứng. Cơ thể có nọc độc thì sử dụng chất độc để tự vệ khi nó vẫn còn sống.

Một số loài động vật chứa nọc độc: Sứa hộp rắn hổ mang chúa, bạch tuộc nhẫn xanh, ốc sên, cá đá bọ cạp rắn Taipan Inland, nhện Phoneutria.

Một số động vật như rắn có chứa nọc độc

Một số động vật như rắn có chứa nọc độc

Chất độc

Tiếng Anh là poisonous. Thường được định nghĩa là các chất được hấp thụ thông các màng biểu mô như da hay ruột. Trong cách sử dụng thông thường, một cơ thể độc là thứ mà gây hại khi ăn phải hoặc chạm phải.

Một số loài động vật chứa chất độc: Ếch phi tiêu độc họ cá nóc

Ngành hóa học và vật lý

Một chất độc là một chất cản trở hoặc ngăn chặn một phản ứng, ví dụ như bằng liên kết với một chất xúc tác.

Chất độc có cả trong thức ăn, đồ uống

Chất độc có cả trong thức ăn, đồ uống

3. Đặc điểm của chất độc

Chất độc có thể ở các dạng sau:

 - Dạng rắn: các thuốc cây cỏ, các hoá chất dạng bột

 - Dạng lỏng: Các hoá chất dạng dung dịch mỹ phẩm xà phòng dạng lỏng, hoá chất đánh bóng, các thuốc dạng syrô.

 - Dạng mù: thuốc trừ sâu sơn, hoặc một số hoá chất tẩy. Các dung dịch dạng hơi hoặc mù này rất dễ cháy, nổ và gây tổn thương cho phổi tim nếu hít phải.

 - Dạng không nhìn thấy: Dạng khí hoặc hơi như các khí độc từ các đám cháy, công nghiệp.

Chất độc có thể là:

 - Các hoá chất dùng trong nông nghiệp: Thuốc trừ sâu, trừ cỏ, diệt chuột.

 - Thuốc: Thuốc tân dược, y học dân tộc

 - Các hoá chất trong công nghiệp, môi trường.

 - Các hoá chất dùng trong gia đình

 - Mỹ phẩm

 - Các chất ma tuý.

 - Chất độc hóa học có trong các vũ khí chiến tranh 

 - Thực phẩm

 - Chất độc tự nhiên: Động vật, cây cỏ nấm

Chất độc có hình thức bên ngoài như thế nào?

Hình thức bên ngoài của chất độc rất đa dạng. Một chất độc có thể có màu sắc rất đẹp, có thể có các hình dạng và kích cỡ khác nhau, mùi vị thơm ngon. Chất độc thậm chí có thể rất giống với thức ăn hoặc đồ uống 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật