Tổn thương da, niêm mạc ở trẻ nhiễm HIV: Nấm Candida

Nhiễm nấm Candida là cũng là loại nhiễm trùng trẻ em nhiễm HIV hay mắc phải.

Candida là loại vi nấm gây bệnh trên người phổ biến nhất. Tùy theo vị trí bị nhiễm nấm mà biểu hiện bệnh đa dạng khác nhau. Nấm thường xuất hiện nhiều nhất trên da, vùng niêm mạc miệng và âm đạo của phụ nữ Tuy nhiên, trên một số cơ địa đặc biệt như suy giảm miễn dịch đái tháo đường nấm có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm nấm nội tạng Có nhiều loại thuốc kháng nấm có thể tiêu diệt được Candida nhưng hiện tại, tình hình nấm Candida kháng thuốc cũng rất quan ngại và làm cho việc lựa chọn thuốc điều trị khó khăn hơn.

Nhiễm nấm Candida thường có do suy giảm miễn dịch nặng. Bệnh dai dẳng, hay tái phát.

Candida miệng: tạo thành mảng, đám giả mạc trắng, dễ bong ở lưỡi, lợi, trong má, vòm họng. Có thể dùng clotrimazol viên ngậm, miconazol, nystatin đánh lưỡi.

Candida họng, thực quản: có triệu chứng khó nuốt nuốt đau Dùng fluconazol trong 2 - 3 tuần.

Nấm Candida có thể gây tổn thương họng, da và thực quản của trẻ

 Nấm Candida có thể gây tổn thương họng, da và thực quản của trẻ

Candida da: dát đỏ lan tỏa, đóng vẩy, xung quanh có sẩn vệ tinh, có thể có mụn mủ hay viêm nang lông mủ, hay ở nách, bẹn, quanh móng. Bệnh nấm Candida xâm nhập dùng amphotericin B trong 2 - 3 tuần.

Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Nếu điều trị không thuyên giảm soi tươi tìm nấm hoặc soi thực quản Nuôi cấy để phân loại nếu biểu hiện lâm sàng không điển hình.

Bạn sẽ có thể kiểm soát được bệnh nhiễm nấm Candida nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất mỗi ngày một lần. Thay bàn chải đánh răng của bạn thường xuyên cho đến khi hết bệnh. Bạn không nên dùng chung bàn chải đánh răng với người khác;
  • Súc nước muối ấm. Hòa tan 1/2 thìa cà phê (2,5 ml) muối vào 1 cốc (237 ml) nước ấm. Súc họng và sau đó nhổ ra, bạn không nên nuốt;
  • Nếu bạn đang cho con bú và đang bị nhiễm nấm ở vùng vú, hãy sử dụng khăn lót để che chắn và ngăn chặn nấm từ dòng sữa lan sang quần áo của bạn. Không nên dùng những miếng nhựa để bọc núm vú, vì chúng sẽ làm tăng sự phát triển của nấm Candida. Bạn nên sử dụng miếng băng dùng một lần, nếu dùng miếng băng xài nhiều lần thì bạn nên giặt thường xuyên chúng và áo ngực cùng với thuốc tẩy;
  • Kiểm soát tốt đường huyết. Đảm bảo lượng đường trong máu của bạn ở mức cho phép nếu bạn có bệnh tiểu đường;
  • Tránh các chất kích thích. Chất kích thích như xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo, khăn lau và thụt rửa âm đạo có thể gây ra bệnh nhiễm nấm Candida hoặc làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng thêm;
  • Tránh mặc quần áo bó sát như quần skinny jeans hoặc quần legging, đồ lót quá chật. Bạn bên giữ cho âm đạo lúc nào cũng được thông thoáng. 
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật