Lưu ý khi chăm sóc con bị khuyết tật không thể không biết
Khi chăm sóc cho trẻ em khuyết tật, trách nhiệm của bố mẹ lớn hơn rất nhiều lần bởi con không thể tự chăm sóc bản thân, thậm chí những việc cơ bản như ăn uống vệ sinh hay nghỉ ngơi cũng cần có người bên cạnh giúp đỡ. Một số trải nghiệm dưới đây có thể giúp các bố mẹ trong hoàn cảnh đặc biệt hiểu và yêu thương con nhiều hơn.
Ăn
Trẻ em khuyết tật thường gặp một vài vấn đề trong việc ăn uống bởi rất nhiều nguyên nhân:
- Các khuyết tật về thể chất khiến chức năng nhai, nuốt, hay bú không hoàn thiện
- Các khuyết tật về hệ vận động ngăn cản các con không thể ngồi ăn
- Các khuyết tật về thần kinh cản trở quá trình tiếp thu quy tắc xã hội trong ăn uống
Sẽ mất một thời gian không phải là ngắn để con tự xúc cơm cho mình và hiển nhiên khi làm được việc ấy thì các kĩ năng giao tiếp và hòa nhập sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Khi chăm sóc cho trẻ em khuyết tật, trách nhiệm của bố mẹ lớn hơn rất nhiều
Nếu cảm thấy mất phương hướng, bạn nên tìm đến chuyên gia để có lời khuyên bổ ích trong việc chăm sóc, hỗ trợ con. Ví dụ:
- Sử dụng ngôn ngữ trị liệu có thể cải thiện các chức năng liên quan đến vấn đề nhai, nuốt, thậm chí là giao tiếp (nói)
- Vật lý trị liệu giúp trẻ có thể ngồi ngay ngắn khi ăn cơm
- Chuyên gia dinh dưỡng giúp bạn định mức khẩu phần thức ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ
Ngủ
Các vấn đề về thể chất như co thắt cơ, khó thở… khiến trẻ em khuyết tật rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ Những em bị rối loạn thần kinh lại không thể phân biệt được khi nào cần ngủ và tại sao lại phải ngủ.
Bạn cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa dùng thuốc đúng liều lượng để phần nào cải thiện tình trạng mất ngủ cho con.
Vệ sinh
Hầu như những đứa trẻ bình thường biết cách sử dụng toilet từ lúc 2-3 tuổi, nhưng trẻ em khuyết tật thì cần tốn nhiều thời gian hơn, một số em khuyết tật về trí tuệ thì đây có lẽ là việc không tưởng.
Nếu bé có vấn đề trong việc đi vệ sinh thì một chiếc ghế ngồi thiết kế đặc biệt cho người khuyết tật là lựa chọn không thể phù hợp hơn. Bạn có thể giúp con di chuyển, xử lí các tình huống đơn giản trong nhà vệ sinh, …
Đi lại
Việc đầu tiên là đưa con đến bệnh viện để đánh giá khả năng đi lại, từ đó bác sỹ có thể chỉ định các công cụ hỗ trợ phù hợp. Con bạn có thể sử dụng xe lăn, xe đẩy hay ghế ngồi chuyên biệt tùy vào thể trạng sức khỏe và khả năng đi lại.
Nếu con đi lại trên đường, có thể hướng dẫn vị trí đi lên vỉa hè cho người khuyết tật, hay dạy con cách nhờ người khác giúp đỡ. Đó là kĩ năng cơ bản để con hòa nhập hơn.
- Vụ ăn cháo gà để qua đêm, 2 em nhỏ tử vong: Bảo quản cháo... (Thứ năm, 08:44:06 13/05/2021)
- Cho con ăn loại thịt này bảo sao trẻ chậm lớn, chiều cao khó... (Chủ nhật, 09:24:02 02/05/2021)
- Con uống sữa nhiều như nước vẫn không lớn, có thể do mẹ... (Thứ năm, 17:02:00 22/04/2021)
- Trẻ mấy tháng ăn được tôm và những lưu ý khi cho bé ăn tôm (Thứ sáu, 13:16:04 26/03/2021)
- 6 loại cá chứa nhiều thủy ngân, càng ăn càng hại, nhà có con... (Thứ Hai, 17:34:08 15/03/2021)
- Bé 8 tuổi cao 115 cm vì mẹ bổ sung quá nhiều canxi, tương lai... (Thứ Hai, 13:41:06 04/01/2021)
- 3 lỗi chăm con khiến bé thường xuyên bị ốm, nhất là điều... (Thứ bảy, 08:14:09 26/12/2020)
- Bé 10 ngày tuổi tử vong vì dùng mật ong, điều chuyên gia cảnh... (Chủ nhật, 20:30:00 08/11/2020)
- 6 thực phẩm gây bệnh tim mạch hàng đầu cho trẻ, mẹ chớ dại... (Thứ bảy, 08:18:04 07/11/2020)
- Thực phẩm dễ gây sâu răng cho bé, mẹ cần tránh xa (Chủ nhật, 17:42:05 25/10/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023