Lý giải khác cho việc trẻ nhỏ không thích ăn dặm ít người biết

Đó chính là mùi vị thức ăn. Điều này chưa được các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức.

Trẻ em bắt đầu cho ăn dặm (ăn sam) khi được từ 4 đến 6 tháng tuổi, đa số trẻ tiếp nhận việc thay đổi này và thích nghi dần với chế độ ăn mới. Nhưng không phải trẻ nào cũng như vậy.

Có nhiều nguyên nhân trẻ không chịu ăn một món ăn dặm, trong đó có một nguyên nhân ít được các bà mẹ quan tâm là trẻ không thích hoặc không chịu được mùi của thức ăn đó.

Trẻ sơ sinh đã có thể phân biệt các mùi khác nhau. Khứu giác trẻ rất nhạy bén. Chỉ sau vài ngày bú mẹ, bé hoàn toàn có khả năng nhận biết đâu là mùi hương của cơ thể mẹ và tỏ ra rất hứng thú với mùi thơm từ sữa Đa phần trẻ không chịu bú sữa từ người phụ nữ khác vì chúng phát hiện ra mùi khác lạ.

Đến thời điểm ăn dặm, khứu giác không còn là chủ đạo trong giao tiếp nữa nhưng vẫn  rất nhạy cảm. Mùi quen thuộc khiến nó cảm thấy an toàn, mùi hương lạ lẫm khiến nó bất an, trẻ phản ứng lại với các mùi khác lạ trong tiếp xúc, nhất là ăn uống Trẻ sẽ phản ứng  không chịu ăn những thức ăn có mùi mới lạ khác với sữa.

Một bằng chứng thường thấy là, sau một vài lần ăn bằng thìa, trẻ đã có phản xạ chăm chú nhìn và há miệng khi đưa thìa đến gần. Nhưng khi mới đưa thìa thức ăn đến gần mũi, trẻ đã ngậm miệng lắc đầu quay mặt đi. Đó là do mùi thức ăn làm cho trẻ không thích, thậm chí là sợ món ăn đó.

Để nhận biết được trẻ có thích hay không thích mùi của thức ăn mới, các bà mẹ cần đưa thìa thức ăn đến gần mũi để cho bé ngửi trước khi bón. Mẹ vừa làm vừa theo dõi thái độ trẻ. Nếu bé ngậm chặt miệng, nhăn mặt vùng vẫy quay đi thì không nên cố bón tiếp.

Vậy, cách khắc phục và phát hiện nguyên nhân này?

1- Trong quá trình ăn dặm phải tập cho bé làm quen dần dần với mùi và vị mới:

Lúc đầu món mới nên trộn lẫn với sữa (ví dụ bột sữa) hoặc không có mùi (một lát khoai tây khoai lang hầm nhừ), nước rau Cho bé nếm thử từng chút một. Trước khi ăn cho bé ngửi, nếu bé chịu ăn có thể tăng dần. Nên tập lúc bé đói sau đó vẫn cho bú bình thường đến khi đủ no. Khi bé đã quen với thức ăn đầu tiên, cho bé nếm loại mới với cách như trên. Dần dần, bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi đặc hơn để bé dần dần thích nghi. Mỗi loại thức ăn mới cần tập trong 3-5 ngày mới chuyển sang thức khác.

2- Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với không gian sinh hoạt ăn uống của gia đình điều này làm trẻ quen dần với các mùi của thức ăn của người lớn. Nếu trẻ đòi thức ăn khi nhìn mọi người ăn uống, có thể thử cho bé uống chút nước canh, nếm thử mùi vị của thức ăn, nước cháo hoặc trái cây... Đây  là trường hợp tập cho bé ăn dặm dễ dàng nhất.

3- Khi cho bé ăn tạo không khí thoải mái, gây sự chú ý của trẻ trước khi đưa thìa thức ăn tới vùng miệng, đưa thức ăn vào gần mũi nếu trẻ phản ứng ngậm miệng quay mặt, đổi thìa khác chỉ có nước nguội trẻ không có phản ứng như vậy chứng tỏ trẻ không chịu được mùi của thức ăn này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật