7 hệ lụy cho con trẻ khi cha mẹ ly hôn không thể không biết

Những trẻ xuất thân từ gia đình mà bố mẹ ly hôn có tuổi thọ trung bình thấp hơn những người còn lại 5 năm.

Ly hôn không để lại nhiều hậu quả khôn lường cho con trẻ.

Ly hôn không để lại nhiều hậu quả khôn lường cho con trẻ.

1. Hút thuốc sớm hơn

Nghiên cứu đăng trên Public Health của Đại học Toronto (Canada) phát hiện, người có cha mẹ ly hôn thường bắt đầu hút thuốc sớm hơn bình thường. Theo kết quả sau khảo sát trên 19.000 người Mỹ, nam giới xuất thân từ gia đình tan vỡ có khả năng hút thuốc trước khi bước sang tuổi thành niên cao hơn 48% và ở nữ giới là 39%. Tác giả nghiên cứu Esme Fuller cho rằng, con số này rất đáng lo ngại.

2. Khả năng học toán và giao kết xã hội kém

Năm 2011, Đại học Wisconsin, Madison (Mỹ) tiến hành khảo sát và phát hiện, những em có cha mẹ ly hôn thường bị tụt lại phía sau các bạn đồng trang lứa trong lĩnh vực toán học. Các nhà khoa học lý giải, học toán là một quá trình đòi hỏi tích lũy kiến thức, nếu không được giúp đỡ để tường tận ngay từ đầu, trẻ sẽ khó tiếp thu được kiến thức về sau.

Ngoài ra, các em cũng thường trải qua trạng thái hay lo âu căng thẳng và giao tiếp xã hội kém.

3. Dễ bị bệnh

Nghiên cứu năm 1990 do Jane Mauldon, Đại học California (Mỹ) cho thấy, 35% trẻ em rơi vào hoàn cảnh này có nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe trong khi tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình của các trẻ khác là 26%. Mauldon giải thích stress kéo dài và trầm trọng bởi những thay đổi đáng kể sau cuộc ly hôn của cha mẹ chính là nguyên nhân. Ngoài ra, các em cũng không còn được hưởng sự quan tâm đầy đủ của cả cha mẹ và một môi trường an toàn như trước để phát triển.

Nguy cơ mắc bệnh cao hơn thông thường trong 4 năm đầu sau ly hôn, nhưng đáng ngạc nhiên hơn là nó cũng gia tăng ngay cả những năm sau đó.

4. Tăng khả năng bỏ học

Một nghiên cứu năm 2010 về vấn đề này cũng chỉ ra những con số thống kê khiến nhiều người lo ngại. Theo đó, 60% các em trải qua những biến cố gia đình to lớn tính tới cả ly hôn, mất mát người thân hay cha mẹ tái hôn, tốt nghiệp trung học khi đã 20 tuổi. Tuy nhiên, khi chỉ tính riêng ly hôn, tỷ lệ là 78%.

Trẻ càng nhỏ khi ly hôn xảy ra càng bị ảnh hưởng nhiều. Nhiều biến cố liên tiếp chẳng hạn, sau hôn nhân đổ vỡ, cha hoặc mẹ đi thêm bước nữa sẽ khiến các em khó khăn hơn trong học hành.

5. Xu hướng phạm tội tăng

Năm 2009, Công ty Luật Mishcon de Reya (Anh) khảo sát 2.000 người có cha mẹ ly hôn. Kết quả không hề đưa ra bất cứ dấu hiệu khả quan nào. Trong số các đối tượng được phỏng vấn có tới 42% chứng kiến những trận cãi vã, 49% phải chịu trách nhiệm an ủi cha/mẹ, 24% chỉ được chọn sống với hoặc bố hoặc mẹ, 10% quay sang con đường phạm tội, và 8% từng tìm tới cái chết như một sự giải thoát.

6. Tăng khả năng ly hôn sau này

Nghiên cứu do Nicholas H. Wolfinger từ Đại học Utah (Mỹ) cho thấy, những người có cha mẹ ly hôn nhiều khả năng kết thúc cuộc hôn nhân của chính mình theo cách tương tự khi trưởng thành. Theo khảo sát này, những cặp vợ chồng trong đó một người xuất thân từ gia đình tan vỡ có tỷ lệ ly hôn tăng gấp 2 lần và nếu cả hai cùng chung hoàn cảnh, nguy cơ này gia tăng gấp 3. Ông Wolfinger cho biết, mặc dù luôn khao khát một gia đình đầm ấm dài lâu, họ lại có xu hướng kết hôn sớm khi đang còn tuổi thành niên và tìm kiếm bạn đời có hoàn cảnh tương tự. Đây chính là nguyên nhân khiến họ lặp lại sai lầm như cha mẹ mình.  

7. Tăng nguy cơ chết sớm

Nghiên cứu khác kéo dài 80 năm lại đưa ra một thống kê đáng suy ngẫm khác về những hệ lụy hậu ly hôn.

Khảo sát bắt đầu năm 1921, theo dấu cuộc đời khoảng 1.500 bé trai và bé gái, khoảng 1/3 số đó có cha mẹ ly hôn hoặc mất đi đấng sinh thành trước tuổi 21. Theo đó, những trẻ xuất thân từ gia đình mà bố mẹ ly hôn có tuổi thọ trung bình thấp hơn những người còn lại 5 năm. Có nhiều nguyên nhân gây tử vong bao gồm cả tự nhiên và phi tự nhiên, nhưng nam giới có nhiều khả năng chết vì các vấn đề liên quan tới bạo lực hơn. Nhìn chung, ly hôn khiến chất lượng cuộc sống của trẻ giảm hơn so với ban đầu và vì vậy, ảnh hưởng tới tuổi thọ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật