Bạn nhất định phải biết: Vật nuôi giúp trẻ phát triển tốt hơn

Nhiều nghiên cứu cho rằng trẻ em sẽ phát triển tốt hơn nếu nuôi vật nuôi trong nhà.

Không ít người cho rằng trẻ sớm tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo dễ mắc hen suyễncác bệnh dị ứng Song các chuyên gia cho rằng lợi ích của việc có vật nuôi trong nhà đối với trẻ lớn hơn những phiền toái phát sinh. Theo bản năng tự nhiên, trẻ em bị cuốn hút bởi động vật. Hãy giúp trẻ biến sự tò mò đó thành cơ hội học cách chăm sóc và yêu thương.

1. Dạy trẻ tính trách nhiệm, xây dựng lòng tự tin và tự tôn: Hoàn thành những nhiệm vụ nhỏ như dắt chó đi dạo, rửa lồng chim, cho cá ăn... cho trẻ cảm giác hoàn thành nhiệm vụ và được tự hào về thành tích của mình. Từ đó, giúp trẻ hình thành lòng tự tin. Mọi trẻ em từ 2 tuổi trở lên đã có thể giúp đổ thức ăn vào bát cho thú nuôi (mèo, gà, chó).

2. Tăng cường giao tiếp phi ngôn ngữ: Nghiên cứu thực hiện bởi Trường đại học Kansas (Mỹ) thấy các trẻ mầm non trong những gia đình có nuôi mèo/chó biết thể hiện sự thông cảm hơn so với bạn cùng lứa nhà không có nuôi mèo/chó.

3. Xoa dịu nỗi cô đơn: Trong khi cha mẹ vắng nhà hoặc phải làm việc khác, trẻ em có thể bầu bạn với thú cưng sau giờ học mà không cảm thấy cô đơn.

4. Phát triển khả năng đọc: Một số trường học và thư viện ở Canada và Mỹ đã thực hiện chương trình tập đọc với động vật để giúp những trẻ em nhút nhát và e sợ - không dám đọc to trước lớp - đọc sách cho thú cưng nghe. Trẻ em vốn tin những chuyện nhiệm mầu và trẻ dưới 7 tuổi thường tin rằng chó có thể nghe và hiểu.

5. Giảm lo lắng về bài tập về nhà: Vuốt ve thú cưng có tác dụng làm giảm huyết áp do đó có thú cưng kề bên có thể giúp trẻ vượt qua nỗi sợ đối với những môn học mà trẻ không thích.

6. Chỉ số miễn dịch tốt hơn: Sau 4 năm nghiên cứu, nhóm chuyên gia nhận thấy, nồng độ IgE cao ở những trẻ thường xuyên quấn quýt với động vật, do đó khả năng kháng bệnh tốt. Trong khi đó, những em không gần gũi với vật nuôi có tới 80% nguy cơ mắc bệnh. Cũng theo nghiên cứu, một trong những yếu tố quan trọng là việc trẻ sớm được tiếp xúc với những vi sinh vật có nhiều trong chó mèo, giúp các em mau chóng thích nghi với môi trường hơn.

7. Kết nối các thành viên trong gia đình: Vật nuôi là sợi dây kết nối giữa cha mẹ và con cái khi có mặt trong câu chuyện của cả nhà. Cùng chăm sóc vật nuôi như súc rửa hồ cá hay tắm chó cùng nhau cũng giúp cha mẹ và con cái trò chuyện với nhau nhiều hơn.

Trẻ sẽ học từ chính người lớn cách đối xử với vật nuôi, do đó bạn hãy làm gương cho trẻ. Tuy đa số trẻ em đối xử với động vật bằng tình yêu nhưng đôi khi trẻ sẽ thử giật đuôi mèo hay vặn mũi chó để xem chuyện gì sẽ xảy ra. Do đó, bạn cần ở bên hướng dẫn trẻ ngay sau mỗi khi trẻ cư xử không phải với động vật. Trẻ sẽ biết mình sai. Hãy nói với trẻ: “Con giật đuôi hay nhổ lông cún con sẽ làm nó đau Con vuốt ve nhẹ nhàng thì cún con sẽ vui vẻ vẫy đuôi với con”.

Và vì sự an toàn của trẻ, bạn nên có mặt và giải thích cặn kẽ những điều trẻ sẽ không được làm vì làm đau thú vật hay có hại cho bản thân cho đến khi trẻ biết cách cư xử đúng mực.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật