Dạy trẻ tự bảo vệ mình trước nạn bạo hành như thế nào?

Tâm lý 'con tôi đẻ ra tôi dạy' hoặc 'yêu cho voi cho rọt' khiến trẻ bị đẩy vào tình trạng bị bạo hành nghiêm trọng.

Năm 1989, Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về Quyền trẻ em do Liên Hợp Quốc ban hành. Thế nhưng, tình trạng trẻ em bị bạo hành ở nước ta vẫn còn rất nhiều. Không phải cứ đánh trẻ chảy máu gãy xương nhập viện mới gọi là bạo hành, mới phải xử lý. Dù bất kỳ hình thức đánh đập, chửi mắng ở mức độ nào cũng là xâm hại đến quyền của trẻ.

Trẻ bị bạo hành, nỗi đau còn mãi

Trẻ bị bạo hành, nỗi đau còn mãi

Bạo hành trẻ như thời trung cổ

Ngày 4/11, một bé trai 6 tuổi bị cha dượng (ở quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) đánh gãy xương cánh tay trái, cẳng chân và bàn tay phải và một số vết bầm dập trên người. Tình trạng bé khá nghiêm trọng và phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

Giữa tháng 9, một bé gái 4 tuổi ở Bình Dương bị mẹ ruột và tình nhân của mẹ đánh chấn thương sọ não phải nhập viện chỉ vì nghịch ngợm, không nghe lời. Sự việc này thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Tất cả mọi người đều tỏ ra vô cùng bức xúc và phẫn nộ trước hành động thú tính của người mẹ.

Bé gái bị mẹ đẻ và cha dượng đánh cho bầm dập mặt và thân thể

Bé gái bị mẹ đẻ và cha dượng đánh cho bầm dập mặt và thân thể

Cuối tháng 12/2013, một đoạn clip ghi lại cảnh các cô giáo nhà trẻ Phương Anh dùng bạo lực để cho các cháu ăn khiến người xem không khỏi rùng mình. Cô giáo bóp mồm, mũi, tát liên hoàn để tống cơm vào miệng trẻ. Những phụ huynh đang có con gửi nhà trẻ chắc chắn rất tức giận và lo lắng, xót xa cho trẻ, không biết con mình trên lớp có bị đối xử tệ không.

Bạo hành gia đình bạo hành nhà trẻ trở thành nỗi khiếp sợ của trẻ em. Trẻ bị xâm hại về thể xác và tinh thần sẽ để lại hậu quả vô cùng quan trọng trong việc phát triển tâm lý và nhận thức sau này. Điều quan trọng là làm sao để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những mối nguy hiểm xung quanh.

Bố mẹ là chỗ dựa an toàn nhất

Rất nhiều trẻ bị bạo hành, xâm hại mà không dám nói với ai. Cho đến khi bố mẹ vô tình thấy được dấu vết thì mới tá hỏa hỏi han. Tại sao lời đe dọa của kẻ bạo hành lại lớn hơn cả sự tin tưởng của trẻ với bố mẹ ? Phần lớn là bởi bố mẹ chưa dành nhiều thời gian để quan tâm, trò chuyện với con cái. Hãy tạo cho trẻ thói quen kể cho bố mẹ nghe mỗi ngày có điều gì mới, thú vị hay bất thường. Cần phải cho trẻ biết rằng, dù bất cứ chuyện gì xảy ra cũng phải nói cho bố mẹ biết, vì bố mẹ là người sẽ bảo vệ con trong mọi tình huống.

Những cô giáo kiểu 'mẹ mìn' khiến đến lớp là ác mộng của trẻ

Những cô giáo kiểu 'mẹ mìn' khiến đến lớp là ác mộng của trẻ

Đừng tạo cho trẻ cảm giác trên lớp là một nơi cần phải đề phòng. Chỉ đơn giản bằng những câu hỏi hôm nay trẻ ăn gì, chơi trò gì, cô giáo dạy điều gì… Hoặc hôm đó, trẻ đi chơi thì có gặp ai hay điều gì lạ không. Thông qua cách kể chuyện của con bố mẹ có thể nhận ra điều bất thường nếu có ở trẻ. Thông thường, trẻ sẽ ấp úng hoặc lảng tránh chuyện gì không muốn kể. Một cách gợi mở khéo léo, bố mẹ có thể biết đó là điều gì và tìm cách xử lý thích hợp.

Dạy trẻ ứng phó với bạo hành gia đình

Nguy hiểm, đáng ngại hơn khi chính bố mẹ không những không trở thành chỗ dựa bảo vệ con cái mà lại là những kẻ gây ra nỗi đau tinh thần và thể xác cho trẻ.

Nếu trẻ chỉ bị bạo hành bởi bố hoặc mẹ, thì người thân khác trong gia đình lại cần phải có trách nhiệm bảo vệ và hướng dẫn trẻ tự bảo vệ mình. Thông thường, bố hay mẹ bạo hành chỉ là bố dượng hay mẹ kế, hoặc là người nghiện rượu người thất nghiệp hoặc chịu áp lực tâm lý nào đó.

Vì thế, ngoài việc lên tiếng bảo vệ, bênh vực trẻ, khuyên can chồng/vợ không được đánh con thì cần phải dạy trẻ biết cách bỏ chạy và kêu cứu. Không phải lúc nào cũng có người lớn ở bên cạnh trẻ.

Nếu thấy bố mẹ, người lớn có dấu hiệu giận giữ, trẻ cần phải tìm cách rời khỏi chỗ đó. Dạy trẻ viện cớ một cách khéo léo như ra ngoài mua sách bút, sang bên hàng xóm hay ông bà làm gì đó… Nếu bị đánh, trẻ cần phải chạy ngay ra ngoài kêu to tìm sự giúp đỡ của người khác.

Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng có thể bỏ chạy được hoặc còn quá nhỏ để tự chạy thoát. Trẻ sẽ vẫn phải chịu bạo hành. Hãy cho trẻ biết rằng, sau mỗi lần như thế cần phải nói lại với một người lớn nào đó đủ tin tưởng và có khả năng bảo vệ trẻ. Đó có thể là ông bà, họ hàng hoặc hàng xóm xung quanh. Họ sẽ để ý, can thiệp giúp đỡ trẻ nếu có những lần khác.

Những phụ huynh không kiểm soát được cơn nóng giận sẽ trút hết lên trẻ

Những phụ huynh không kiểm soát được cơn nóng giận sẽ trút hết lên trẻ

Số điện thoại đường dây nóng

Hiện nay, ở tất cả các địa phương đều có đường dây nóng để bảo vệ phụ nữ và trẻ em bị bạo hành. Hãy dạy trẻ cách gọi điện và khai báo tình hình để sớm nhận được sự giúp đỡ. Đó là khi trẻ không thể tìm được sự bảo vệ từ người nhà hay họ hàng. Bằng mọi cách, trẻ phải tránh mọi sự xâm hại.

Trong trường hợp khẩn cấp, có thể dạy trẻ gọi số 113 để kịp thời ngăn chặn tình huống xấu nhất xảy đến với mình.

Tạo môi trường sống tốt cho trẻ

Trẻ có xu hướng bạo lực nếu bị hoặc chứng kiến bạo lực. Một gia đình hạnh phúc êm ấm tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được may mắn đó.

Nếu bố hoặc mẹ không thể can thiệp, hoặc thay đổi người bạo hành trẻ, thì tốt nhất hãy để trẻ ra khỏi môi trường sống đó. Sống với ông bà, họ hàng chắc chắn còn tốt hơn ở chung với bố mẹ mà bị bạo hành.

Ngày nay, tuy nhận thức và ứng xử của xã hội đã phát triển hơn nhưng vẫn xảy ra những trường hợp trẻ em bị bạo hành như thời trung cổ. Trẻ em cần phải được trang bị những kỹ năng để tự bảo vệ mình tốt nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật