Muốn trẻ phát triển đúng hướng thì đừng giữ những thói quen không tốt này của bố mẹ

Với trẻ những thói quen của bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày sẽ là những thứ mà bé học được đầu tiên. Tuy nhiên, có những thói quen không tốt của bố mẹ lại khiến cho trẻ đi sai đường trong quá trình phát triển từ nhận thức đến hành động.

Những thói quen không tốt của bố mẹ

Quá nuông chiều con

Nhiều bố mẹ sống rất tiết kiệm, dè sẻn từng đồng nhưng lại rất nuông chiều con cái, đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của trẻ. Thói quen đó sẽ khiến trẻ trở thành người chỉ biết đòi hỏi mà không biết cho đi.

Hay "tranh chấp"

Bố mẹ thường xuyên đôi co trước mặt con hay tranh cãi với người khác khi ở bên trẻ. Tránh để những cách cư xử xấu trở thành kỹ năng xã hội của trẻ. Nếu không trẻ sẽ cho rằng hành vi cãi nhau, chửi bới hay đánh nhau là những phương pháp tốt để giải quyết xung đột.

Hay tranh chấp sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội của trẻ

Hay tranh chấp sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội của trẻ

Không tuân thủ quy tắc

Ví dụ điển hình nhất đó là: Đường tắc, bố mẹ thản nhiên đi xe lên vỉa hè. Khi con hỏi, bố trả lời: "Không sao đâu ở đây làm gì có công an". Từ trường hợp này, trẻ sẽ rút ra bài học rằng, ở những nơi không có ai giám sát thì mình muốn làm gì cũng được, chỉ cần không để bị bắt.

Không lắng nghe

Đôi lúc trẻ rất muốn được người khác lắng nghe câu chuyện của nó, nhưng bố mẹ lại không đáp ứng, luôn tránh né. Hành động này vô tình sẽ khiến trẻ cảm thấy bố mẹ không quan tâm đến mình. Có thể dẫn đến chứng ngại chia sẻ và không biết đùa.

Hay dọa nạt

Những câu nói như: "Con không nghe lời mẹ là cảnh sát đến bắt con đi đấy"... Sẽ có một thời điểm trẻ nhận ra đó chỉ là bố mẹ gạt mình, từ đó trẻ sẽ có thái độ chống đối và không tin tưởng người lớn nữa.

Hay dọa nạt sẽ khiến trẻ có thái độ chống đối sau này

Hay dọa nạt sẽ khiến trẻ có thái độ chống đối sau này

Nói dối hoặc viện cớ

Giáo viên của con yêu cầu phụ huynh viết một bài phát biểu để trình bày trong buổi họp phụ huynh sắp tới nhưng bạn chưa kịp làm. Bạn gọi điện cho giáo viên và nói dối là mình bị ốm. Lúc này, trẻ sẽ học được 1 điều: Không cần nỗ lực sửa chữa sai sót của mình, chỉ cần viện một lý do để chối bỏ trách nhiệm là có thể dễ dàng đùn đẩy sang cho người khác.

Nói xấu vợ/chồng với con

Khi hôn nhân sắp đổ vỡ, chúng ta có đầy những oán trách với đối phương, chúng ta kể với con những điểm xấu ở đối phương.

Điều này sẽ khiến trẻ học được cách oán hận và sinh lòng báo thù. Thậm chí, trẻ sẽ vì điều này mà mất đi niềm tin vào hạnh phúc.

Mang con ra so sánh

Đây là điều cực kì không nên, đừng lấy người khác ra làm tiêu chuẩn để đánh giá con mình không chỉ khiến trẻ mất đi niềm tin vào bản thân mà còn khiến chúng sinh lòng đố kỵ, ghen ghét với những bạn giỏi hơn mình.

Không nên mang con ra so sánh

Không nên mang con ra so sánh

Quá bao bọc con

Thói quen bao bọc con quá nhiều, không cho làm bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất sẽ khiến trẻ có suy nghĩ mọi việc đều có bố mẹ lo hết, mình chẳng việc gì phải bận tâm.

Nói - làm không đồng nhất

Việc người lớn nói một đằng làm một nẻo khiến trẻ rất khó để nhận biết đúng sai, sau này lớn lên cũng không tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực.

Không nhận mình sai

Con không may dẫm phải mảnh vỡ cốc thủy tinh mà bố, mẹ làm vỡ, nhưng bố, mẹ lại trách con đi đứng không cẩn thận Chính lỗi sai do mình gây ra nhưng lại không dám thừa nhận, điều này sẽ khiến cho trẻ trở thành một người vô trách nhiệm và thiếu dũng cảm để đối mặt với vấn đề.

Không thừa nhận ưu điểm của người khác

Không chịu thừa nhận mình kém cỏi hơn người khác, trẻ dần dần cũng sẽ tự coi mình là trung tâm, không có chí tiến thủ mà chỉ mãi đố kỵ với người ưu tú hơn mình.

Kìm hãm sự hiếu động của con

Khi trẻ định mở tung bất kì một đồ chơi nào, bố/mẹ thường sẽ quát mắng. Như vậy, người lớn đang kìm hãm tính hiếu động của trẻ, bố mẹ nên mua cho trẻ những đồ chơi có thể tháo rời để kích thích sự hiếu động, ham học hỏi của trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật