Đau bụng “ngày ấy”, vì sao? Các chị em hãy tìm hiểu

Trong một chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi nội tiết trong cơ quan sinh sản của phụ nữ dễ gây các cơn đau bụng dưới cho chị em. Dựa vào thời điểm xuất hiện cơn đau sẽ biết đau vì nguyên nhân nào, ảnh hưởng ra sao. Các cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thông thường gồm:

Đau trước khi hành kinh: là một dấu hiệu “hội chứng tiền kinh nguyệt”. Đau kèm với căng tức vú, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình trở nên nóng nảy, dễ bực dọc tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra và như có khối gì nén xuống…Nguyên nhân của hội chứng này là sau khi trứng rụng có sự giảm tiết progesteron - một hormon có vai trò chuẩn bị niêm mạc để trứng được thụ tinh làm tổ và giúp cho trứng phát triển. Các triệu chứng kể trên đều mất đi khi bắt đầu hành kinh.

Xuất hiện cơn đau giữa chu kỳ kinh: là hiện tượng sinh lý bình thường. Đó là cơn đau bụng do rụng trứng. Nang trứng phình to trước thời điểm phóng noãn. Vì nang noãn lớn lên ở cả 2 buồng trứng cho nên đau có thể xảy ra đồng thời ở cả 2 bên hoặc chỉ 1 bên.

Hơn nữa do vỏ buồng trứng phải rách để noãn thoát ra, vì thế, chính sự phóng noãn đã gây đau ở một số phụ nữ Đôi khi cơn đau này kèm ra nhiều chất xuất tiết âm đạo có màu trắng hay lẫn máu, thường gọi là “hành kinh ngày thứ 15”. Chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏi đau nếu nghỉ ngơi mà không đỡ thì có thể đau do nang ở buồng trứng cần đi khám phụ khoa.

Cơn đau trong khi hành kinh: hay còn gọi là thống kinh. Đau có tính chất lan tỏa xuống âm hộ, đôi khi ra vùng thắt lưng hay khắp vùng bụng, có thể đau cấp tính, kèm buồn nôn hay nôn. Đó là cơn đau liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung Với trường hợp có u xơ tử cung nằm ở lớp cơ thành tử cung thì cơn đau càng dữ dội và sẽ hết sau khi sạch kinh.

Cơn đau xuất hiện sau khi sạch kinh: Phải nghĩ ngay đến bệnh lạc màng trong của tử cung ( lạc nội mạc tử cung). Trong lòng tử cung có xuất hiện lạc chỗ các mô như các ống tuyến, mô liên kết và một số sợi cơ trơn Cơn đau này thường xuất hiện ở các phụ nữ trẻ.

Đau trước khi hành kinh, hay đôi khi trong lúc rụng trứng và chỉ mất đi ở cuối kỳ kinh nguyệt: Đó là cơn đau trong bệnh loạn dưỡng buồng trứng. Bệnh này gây nên những biến đổi chức năng của buồng trứng, làm rối loạn hiện tượng tiết hormon.

Các cơn đau bụng liên quan chu kỳ kinh nguyệt thường gây khó chịu cho chị em nhưng không nguy hiểm và nghỉ ngơi hoặc làm việc nhẹ nhàng thì sẽ hết đau. Nếu các cơn đau có tính chất dồn dập với mức độ ngày càng tăng, kèm ra máu thì chị em cần đi khám bệnh ngay, bởi có thể liên quan bệnh lý nghiêm trọng hơn, cần được điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật