ok:Các mức độ nghe kém và giải pháp hỗ trợ nghe phù hợp với bé

Tổ chức chăm sóc sức nghe trên thế giới ước tính cứ 3 trong số 1.000 trẻ sinh ra là bị nghe kém ở mức độ nhẹ hay nặng hơn.

Liệu con tôi nghe có bình thường không?

Mới sinh (< 6 tháng)

- Không cử động, khóc hay phản ứng với những tiếng động lớn bất ngờ

- Không quay đầu theo hướng có giọng nói

- Không bị đánh thức dậy bởi âm thanh lớn

- Không thường bắt chước tạo ra âm thanh

- Không thể xoa dịu chỉ bằng giọng nói

Trẻ nhỏ (từ 6 tới 12 tháng)

- Không chỉ ra được người thân hay đối tượng khi hỏi

- Không bập bẹ hay ậm ừ

- Không hiểu một số từ đơn giản như “ ạ”, “chào” hay “ vỗ tay” ở 12 tháng tuổi

- Không có phản ứng với âm thanh

- Không có phản ứng khi nghe gọi tên mình

Trẻ lớn hơn (> 12 tháng)

- Không quay chính xác về hướng có tiếng gọi mình ngay từ lần gọi đầu

- Không cảnh giác với các âm thanh báo nguy của môi trường

- Không phản ứng với các âm thanh hay không thể định vị nguồn của âm thanh

- Không bắt đầu bằng việc bắt chước và sử dụng các từ đơn giản với người thân trong nhà và với đồ vật quanh mình

- Không phát ra âm thanh hay sử dụng ngôn ngữ như các trẻ khác cùng lứa tuổi

- Không nghe được ti vi ở mức âm lượng bình thường

- Không chắc chắn về việc hiểu và sử dụng từ ngữ trong giao tiếp

- Thường có vẻ bị đóng lại trong thế giới riêng một mình mình

Các mức độ nghe kém và giải pháp hỗ trợ nghe phù hợp

Tổ chức chăm sóc sức nghe trên thế giới ước tính cứ 3 trong số 1.000 trẻ sinh ra là bị nghe kém ở mức độ nhẹ hay nặng hơn.

Tổ chức chăm sóc sức nghe trên thế giới ước tính cứ 3 trong số 1.000 trẻ sinh ra là bị nghe kém ở mức độ nhẹ hay nặng hơn.

Các mức độ nghe kém thường được chia ra làm 4 mức: nghe kém nhẹ, nghe kém trung bình, nghe kém nặng và điếc sâu. Tùy theo mỗi mức độ nghe kém sẽ có các giải pháp hỗ trợ nghe phù hợp.

- Nghe bằng máy trợ thính:  cho trường hợp mức nghe kém từ nhẹ đến trung bình nặng hoặc nặng, tức ngưỡng nghe < 90dBHL. Bên cạnh tiêu chí là ngưỡng nghe kém, khi lựa chọn máy trợ thính, người sử dụng còn cần quan tâm đến các tiêu chí công suất của máy trợ thính có đủ cho trẻ đạt tới ngưỡng nghe gần bình thường chưa? Tiêu chí thứ hai là công nghệ của máy trợ thính bao gồm chất lượng âm thanh, độ trung thực của âm thanh, khả năng lọc và loại bỏ tiếng ồn nền…

Tiêu chí tiếp theo mới là hãng sản xuất và các chính sách, chế độ bảo hành, dịch vụ chăm sóc khách hàng và giá cả. Giá cả của máy trợ thính có biên độ dao động rất rộng tùy vào số lượng các tính năng hay còn gọi là mức hiện đại của máy. Máy dành cho người già nghe kém do lão thính có thể sử dụng từ đôi ba triệu cho tới hàng chục triệu. Nhưng máy trợ thính lựa chọn cho trẻ nghe kém nặng từ lúc chưa có ngôn ngữ thì yêu cầu công nghệ phải cao hơn nhiều, mức giá dao động từ 10 triệu trở lên.

- Nghe bằng điện cực ốc tai (ốc tai điện tử): cho trường hợp điếc sâu, tức ngưỡng nghe > 90dB HL. Với ngưỡng điếc này, máy trợ thính không bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu nghe, đặc biết là với trẻ em bị điếc bẩm sinh điếc trước khi có ngôn ngữ , máy trợ thính không thể đưa ngưỡng nghe lên tới ngưỡng nghe của người bình thường được do hạn chế của công nghệ về khuếch đại âm thanh, đặc biệt các âm thanh thuộc tần số cao.

Mặt khác các trường hợp điếc sâu thì hầu hết tổn thương xảy ra tại khu vực tai trong - nơi có chức năng tiếp nhận âm thanh và chuyển tới não bộ. Vì vậy chỉ có điện cực ốc tai mới có thể kích thích trực tiếp đến thần kinh thính giác, thay thế cho chức năng ốc tai khi bị tổn thương và giúp ta nghe được.

- Nghe bằng đường xương Baha: với các trường hợp nghe kém do dị tật tai bẩm sinh ở tai ngoài và tai giữa thì giải pháp phù hợp lại là thiết bị nghe đường xương tên gọi Baha.

Trung tâm trợ thính uy tín, lâu năm tại Việt Nam

Do hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, phần lớn các bệnh viện hoặc các trung tâm thính học không thể đo thính lực cho các đối tượng < 5 tuổi mà phổ biến chỉ là đo thính lực đơn âm chủ quan cho người lớn và trẻ lớn mà thôi. Một số cơ sở chuyên môn nếu chỉ thực hiện đo ABR hay còn gọi là đo điện thính giác thân não. Nếu trả kết quả là ngưỡng nghe >90dB HL mà kết luận điếc sâu hai tai thì vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải biết chính xác ngưỡng nghe của mỗi tai ở 4 tần số cơ bản cụ thể là bao nhiêu, có vậy việc lựa chọn và hiệu chỉnh máy trợ thính mới đảm bảo hiệu quả cao.  

Vì vậy, để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, bạn nên thăm khám tại các trung tâm trợ thính lớn, lâu năm và có đủ trang thiết bị chuyên khoa sâu để có thể nhanh chóng hoàn thiện việc chẩn đoán sức nghe sớm, ngay từ khi có nghi ngờ. Các chuyên gia, bác sĩ thính học sẽ tư vấn giải pháp phù hợp cho trẻ dựa trên các thông tin chuyên môn.

Trung tâm Giải pháp Thính học Ứng dụng Cát Tường - đơn vị tiên phong tại Việt Nam hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thính học ứng dụng, cung cấp các giải pháp trợ giúp nghe phù hợp với nhiều lựa chọn, luôn là đơn vị cập nhật & ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thính học thế giới vào Việt Nam. Với gần 20 năm hoạt động, Trợ thính Cát Tường đã giúp cho nhiều trẻ em bị nghe kém bẩm sinh đón nghe được âm thanh của cuộc sống hòa nhập trọn vẹn với cộng đồng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật