Vài thông tin về biến chứng thủng ổ dạ dày của bệnh loét dạ dày tá tràng

Thủng ổ dạ dày tá tràng là biến chứng thường gặp ở người măc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng Vậy thủng ổ dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Hãy cùng trả lời câu hỏi này qua những thông tin dưới đây:

1. Vài nét về thủng ổ loét dạ dày tá tràng

  • Biến chứng thủng loét ổ dạ dày tá tràng là một biến chứng cấp cứu của loét dạ dày - tá tràng.
  • Thủng ổ dạ dày tá tràng là cấp cứu ngoài khoa thường gặp, từ 1976 – 1990 tại bệnh viện Việt Đức có 1126 bệnh nhân mổ thủng ổ dạ dày tá tràng (chiếm 6,57% cấp cứu bụng), 42 bệnh nhân chết (3,73%). Tử vong bệnh nhân đến sớm là 0,69%. ở bệnh nhân đén muộn sau 6 giờ là 3,9%.

Vài nét về thủng ổ loét dạ dày

Vài nét về thủng ổ loét dạ dày

  • Chẩn đoán bệnh thường dễ vì đại đa số các trường hợp triệu chứng khá điển hình, rõ rệt.
  • Hậu quả thủng ổ loét dạ dày tá tràng là viêm phúc mạc.

2. Điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Điều trị thủng ổ dạ dày tá tràng thường là điều trị ngoại khoa, kết quả tốt xấu tỷ lệ tử vong cao thấp phụ thuộc vào điều trị sớm hay muộn. 

Có 2 cách điều trị biến chứng thủng ổ loét dạ dày tá tràng sau đây: 

Điều trị nội khoa: 

Phương pháp hút liên tục của Taylor, ngày nay phần lớn chỉ dùng để chuẩn bị mổ, đa số các cơ sở ngoại khoa đã bỏ phương pháp này, phương pháp này chỉ còn được áp dụng ở những nơi không có khả năng phẫu thuật với điều kiện:

  • Bệnh nhân đến sớm
  • Thủng xa bữa ăn, lượng dịch trong ổ bụng ít.
  • Phải theo dõi kỹ và chuyển đến cơ sở ngoại khoa khi có điều kiện.

  • Cho thuốc giảm đau (Morphin, Doclargan…), kháng sinh, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, bồi phụ nước và điện giải.

Điều trị nội khoa thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Điều trị nội khoa thủng ổ loét dạ dày tá tràng

  • Đặt sonde dạ dày hút liên tục hoặc hút cách quãng 10 - 15 phút một lần.
  • Nếu có kết quả, vài ba giờ sau bệnh nhân đỡ đau co cứng thành bụng giảm, hơi và nước trong ổ bụng và dạ dày giảm đi. Tiếp tục hút cho tới khi nhu động ruột trở lại bình thường, thường ba bốn ngày sau. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày cẩn thận trong vòng một tuần tới 10 ngày. Nếu sau vài giờ các triệu chứng trên không đỡ hoặc đau tăng thì phải đặt vấn đề mổ cấp cứu.

Điều trị ngoại khoa

Thăm dò: đánh giá tình trạng ổ bụng dịch, thức ăn, giả mạc nhiều hay ít, bẩn hay sạch. Đánh giá tổn thương: tìm lỗ thủng, lỗ thủng to hay nhỏ, cứng hay mềm, mủn phù nề

Xử trí tổn thương

  • Khâu lỗ thủng đơn thuần: khi lỗ thủng dạ dày nhỏ có thể khâu theo hình chữ X hoặc khâu gấp theo trục dạ dày tá tràng bằng các mũi chỉ không tiêu, mũi rời, sau đấy có thể phủ mạc nối lớn lên.
  • Nếu ổ loét vùng môn vị đã làm hẹp môn vị thì cần làm thêm phẫu thuật tạo hình môn vị hoặc nối vị - tràng. 

Điều trị ngoại khoa thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Điều trị ngoại khoa thủng ổ loét dạ dày tá tràng

  • Khâu lỗ thủng và cắt dây X, nối vị - tràng khi ổ bụng còn tương đối sạch.
  • Cắt đoạn dạ dày khi ổ loét xơ chai, khâu khó khăn dễ bục, hoặc ổ loét thủng lần hai, ở bệnh nhân chảy máu nhiều lần hoặc hẹp môn vị. Cắt đoạn dạ dày khi tình trạng toàn thân bệnh nhân tốt, trang thiết bị phẫu thuật tốt và phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm với phương pháp này.
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật