Cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh các mẹ nên biết

Cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh là điều mà các bà mẹ nên nắm rõ để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Cùng xem cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh khi ra đời sẽ được bác sĩ làm thao tác cắt dây rốn và băng lại. Phần cuống rốn sẽ cần một thời gian để lành vết cắt và rụng đi. Trong khoảng thời gian này, mẹ cần vệ sinh và biết cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh để bảo vệ vùng rốn không bị nhiễm trùng.

Cùng xem cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé!

Lưu ý khi tắm cho trẻ

Trước khi tiến hành tắm cho bé, bạn cần rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn để tránh trường hợp vi khuẩn từ tay xâm nhập vào cơ thể bé, đặc biệt là vùng rốn. Bởi rốn là khu vực rất nhạy cảm, khi vết cắt dây rốn chưa lành rất dễ bị nhiễm trùng dẫn tới bệnh uốn ván tai biến nặng có thể gây tử vong Do đó, cần hết sức thận trọng khi tắm cho trẻ trong giai đoạn đầu.

Khi tắm cho bé tránh để nước thấm vào dây rốn

Khi tắm cho bé tránh để nước thấm vào dây rốn

Khi cuống rốn của bé còn chưa rụng, nếu tắm cho con phải cẩn trọng, không để nước thấm vào cuống rốn sẽ gây ra nhiễm trùng. Khi tắm, mẹ tắm lần lượt từng bộ phận từ đầu đến chân, không nên đặt bé vào chậu nước để tránh nước thấm vào cuống rốn. Nên dùng một chiếc khăn ẩm để vệ sinh cơ thể bé.

Hướng dẫn cách thay băng tốn cho trẻ sơ sinh

Sau khi tắm, mẹ sẽ tiến hành thay băng rốn cho trẻ. Mẹ thực hiện đúng quy trình sau:

- Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng diệt khuẩn sát trùng lại bằng cồn 90 độ.

- Dùng tay nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc trên người bé ra.

- Quan sát vết cắt ở rốn và vùng quanh rốn xem có bị tấy đỏ, có dịch vàng, mủ hay chảy máu không. Chú ý xem rốn có mùi hôi hay không. Nếu có các triệu chứng lạ cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

- Lau sạch rốn bằng bông gòn, thấm nước đã đun sôi vô trùng, rồi dùng miếng bông sạch khác thấm khô vùng cuống và chân rốn.

- Sát trùng vùng da quanh rốn của bé bằng cồn 70 độ.

- Có thể để hở phần rốn hoăc che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng. Không quấn chặt vùng rốn sẽ khiến rốn lâu khô và rụng.

- Quấn tã vào vùng dưới rốn để tránh phân nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.

Đừng nôn nóng nếu con chưa rụng rốn

Thơi gian rụng rốn ở mỗi bé là khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng. Do đó, mẹ không cần quá xót ruột nếu thấy rốn của bé vẫn chưa rụng. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn sau khoảng 7 đến 10 ngày. Một số trẻ có thể rụng rốn muộn hơn bình thường do mẹ chăm sóc không đúng cách, hoặc băng rốn quá kín. Mẹ tuyệt đối không được nôn nóng, dùng tay kiểm tra hoặc giật dây rốn lên sẽ rất dễ gây nhiễm trùng, nguy hiểm cho con. 

Lưu ý những bất thường ở rốn của trẻ sơ sinh

- Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc rốn có mủ.

- Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu

- Da quanh rốn sưng nề, tấy đỏ.

- Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài.

- Rốn chậm rụng sau 3 tuần.

Nếu thấy rốn của con có những biểu hiện này, bạn nên đưa con tới bệnh viện để kiểm tra. Tránh để biến chứng nặng gây nguy hiểm cho trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật