Mách cha mẹ những mẹo "vàng" sơ cứu trẻ bị hóc dị vật

Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ trong khi ăn khi chơi Nếu cha mẹ không biết cách sơ cứu hóc dị vật cho trẻ trong vòng từ 5 đến 10 phút thì tính mạng trẻ có thể bị đe dọa.

Cách nhận biết trẻ bị hóc dị vật

Hóc – sặc là những hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đang ăn, đang chơi, đột ngột trẻ ho sặc sụa, mặt tím tái, vã mồ hôi thở gắng sức. Nếu dị vật làm nghẹt đường thở hoàn toàn, trong vòng từ 5 đến 10 phút không sơ cứu kịp thời trẻ có thể ngừng thở ngay lập tức, tiếp đó hôn mêtử vong

Hóc dị vật thường gặp ở trẻ nhỏ

Hóc dị vật thường gặp ở trẻ nhỏ

Ở trẻ lớn, biểu hiện trẻ thở khò khè khó nhọc, ho phát ra tiếng ngáy, kích động. Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, trẻ sẽ có dấu hiệu nghẹt thở: Hai tay nắm chặt vào cổ, không nói được, không thở được bình thường, ho, màu da của bệnh nhân thay đổi dần sang màu xanh. Nếu không được xử lý sẽ dẫn đến bất tỉnh.

Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật

Với trẻ dưới 2 tuổi, sơ cứu hóc dị vật bằng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Đặt bé trên cánh tay, đầu chúc xuống thấp hơn ngực, cánh tay thả lỏng và đặt vào cẳng chân bạn. Tay kia đỡ lấy đầu bé và vỗ mạnh vào lưng (vùng giữa hai xương bả vai của trẻ ) bé 5 cái bằng gót lòng bàn tay bạn. Sau đó kiểm tra dị vật trong họng bé và lấy ra

Sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đúng cách

Sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đúng cách

Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp ấn ngực khi trẻ bị hóc dị vật. Đặt bé nằm trên đùi bạn, đầu thấp hơn thân. Đặt 3 ngón tay phải giữa ngực bé ( xương ức ngay dưới núm vú ). Đặt ngón tay bạn vào giữa ngực bé. Khi ngón tay đã được đặt đúng chỗ, nâng ngón tay giữa và chỉ sử dụng các ngón tay còn lại để đẩy lên 5 lần

Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich

Trong trường hợp trẻ còn tỉnh, để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa lấy được dị vật bị hóc ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.

Cha mẹ nên lưu ý để tránh trường hợp trẻ bị hóc dị vật

Cha mẹ nên lưu ý để tránh trường hợp trẻ bị hóc dị vật

Trường hợp hôn mê, bất tỉnh, đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

Lưu ý khi sơ cứu trẻ bị hóc dị vật

Cha mẹ cần lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật.

Để tránh trường hợp con bị hóc dị vật, cha mẹ nên dạy bé có thói quen tập trung cao độ khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn, và luôn để ý tới bé. Tuyệt đối không để bé tự ý bốc đồ ăn khi chưa có sự đồng ý, giám sát của cha mẹ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật