Mách mẹ cách xử trí nhanh và ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em hiệu quả
Nguyên nhân dẫn đến hăm tã
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã như:
Nước tiểu của bé đọng lại quá lâu và các mẹ không để ý để thay tã cho bé. Khi tã bị ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây hại cho da bé. Vì làn da của em bé rất mỏng manh nên dễ bị tổn thương và kích ứng.
Hăm cũng có thể xảy ra do khi tắm xong: nếu mẹ không lau khô mà đã vội mặc bỉm cho bé cũng khiến bé bị hăm tã.
Lạm dụng phấn rôm: nhiều mẹ rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.
Cách xử lý khi trẻ bị hăm tã
Cần kiểm tra tã của trẻ có ướt không để thay tã kịp thời
Làm sạch
Thường xuyên kiểm tra độ ẩm ướt của tã và thay cho bé. Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông, tránh mạnh tay khiến da bé bị xây xước nhiều hơn.
Giữ khô thoáng
Mẹ cần lưu ý đợi làn da bé khô ráo mới mặc tã. Đừng vội quấn tã và quấn kín mít khiến bé đổ mồ hôi dễ làm hăm tã ngay cả ở trong mùa lạnh. Nếu cần, mẹ có thể cho bé để da trần, tạo cảm giác thông thoáng, khô ráo trước khi mặc tã mới.
Bôi kem chống hăm tã có tính bảo vệ và ngăn ngừa
Mẹ cần bôi một lớp mỏng kem chống hăm tã, nhất là các loại có hoạt chất giúp se lành vết thương và tái sinh da, giúp tạo màng bảo vệ cho da bé. Chú ý nếu ngón tay nào bạn đã chạm vào vùng da bị hăm thì phải dùng ngón khác để lấy thêm kem trong hũ. Không nên thoa kem quá dày, vừa lãng phí vừa không hiệu quả.
Lưu ý khi xử lí hăm tã cho trẻ
Khi phát hiện bé bị hăm tã cần phải xử lý ngay để vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn. Quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé. Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi.
Tuyệt đối không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Nếu ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy kem trong hũ nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem. Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.
Khi tiếp xúc với làn da của bé, các mẹ cần rửa tay sạch sẽ và nhớ kiểm tra tã của bé thường xuyên để kịp thời phát hiện và thay tã khi bé ướt.
- 8 cách làm trắng răng tự nhiên đơn giản ngay tại nhà (Thứ sáu, 08:50:02 07/05/2021)
- Cách đuổi kiến ba khoang đơn giản tại nhà, ai ở chung cư nên... (Thứ năm, 10:35:07 08/10/2020)
- Mách chị em cách chọn hồng giòn cúng Trung thu đảm bảo ngon... (Thứ năm, 13:08:09 01/10/2020)
- 5 loại rau củ cho vào tủ lạnh càng nhanh hỏng, 90% bà nội trợ... (Chủ nhật, 16:20:05 16/08/2020)
- Mỗi ngày một nắm rau rẻ bèo này điều kỳ diệu sẽ xảy ra (Chủ nhật, 15:35:04 16/08/2020)
- Đây là thứ lá dân buôn đang săn lùng và vặt trụi vì chứa... (Thứ năm, 12:22:05 06/08/2020)
- Cấp cứu đuối nước, cần làm gì để tránh nguy cơ tử vong? (Chủ nhật, 16:50:02 02/08/2020)
- Bạn muốn sống thọ, hãy làm theo cách đơn giản sau (Chủ nhật, 07:10:09 02/08/2020)
- 5 cách giúp mắt khỏe sau nhiều giờ làm việc căng thẳng (Thứ năm, 16:55:06 28/02/2019)
- Cách vệ sinh lưỡi cho hơi thở luôn thơm tho đơn giản dễ dàng (Thứ năm, 15:40:00 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023