Những quy tắc buộc phải nhớ để bảo vệ trẻ khỏi chết đuối

Dạy trẻ tự biết cách bảo vệ, cách sinh tồn là phương pháp dạy con hiệu quả nhất hiện nay. Ví dụ như chuyện cho con học bơi chẳng hạn,  đó có thể là cách giúp con tránh bị chết đuối nếu bị rơi xuống nước. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần những lưu ý sau:

Việt Nam là đất nước có hệ thống kênh rạch, ao hồ chằng chịt và rất nhiều bể bơi bãi biển, nơi mà các gia đình thường đổ xô về du lịch bơi lội mỗi khi mùa hè đến. Đó cũng là lý do khiến cho tỷ lệ người chết đuối, đặc biệt là trẻ em ngày càng tăng cao. Vậy làm thế nào để bảo vệ con trẻ khỏi mối nguy hại khôn lường này?

Sau đây, hãy cùng Lamsao tìm hiểu về 8 quy tắc cần thiết để các bậc phụ huynh bảo vệ con khỏi chết đuối khi bơi lội nhé.

Không bao giờ rời mắt khi con tiếp xúc với nước

Chỉ cần lơ là trong khoảng 25 giây thôi thì một đứa trẻ hoàn toàn có khả năng bị chết đuối, đó là nhận định của một chuyên gia cấp cứu y khoa tại bệnh viện nhi Boston của Mỹ.

Chính bởi lẽ đó mà bạn cần phải ở bên cạnh con mình trong nước mọi lúc và luôn luôn để Mắt đến chúng. Ngay cả khi con bạn đã biết bơi và được học bơi những quãng đường dài thì bạn vẫn phải luôn chú ý mặc dù không nhất thiết phải ở ngay bên cạnh. Bởi lẽ bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể bị mắc kẹt dưới nước do cảm thấy mệt mỏi hoặc hoảng sợ một điều gì đó. Hơn nữa, bạn cũng đừng trông mong rằng chúng sẽ hét lên mỗi khi cần giúp đỡ như trong các bộ phim, thực tế thì khi ngợp trong nước, cả trẻ em và người lớn đều rất lặng lẽ.

Buông tay khỏi chiếc điện thoại của bạn

Nhiều bậc phụ huynh khi đưa con đi bơi thường ngồi trên bờ nghịch điện thoại, và đó là một sai lầm tai hại. Ngay cả khi không sử dụng, chỉ cần có một tin nhắn đến và bạn cầm điện thoại lên đọc trong khoảng 5 giây thôi cũng đủ để một đứa trẻ bị ngợp trong nước mà bạn không hề biết gì, đó là nhận định của bác sỹ Anne Beasley – một chuyên gia nhi khoa tại bệnh viện Phoenix, Mỹ. Do vậy, để an toàn tuyệt đối, bạn nên để điện thoại ở nhà, hoặc tắt âm rồi để nó ra xa tầm tay mọi lúc, mọi nơi khi đưa con ra hồ bơi hay bãi biển nhé.

Đừng quá tin tưởng vào các thiết bị nổi

Khi cho con đi bơi, các bậc phụ huynh thường thuê thêm một loại thiết bị nổi nào đó như áo phao chẳng hạn. Các thiết bị đó có thể giúp bảo vệ trẻ không bị chìm trong nước, nhưng đừng bao giờ quá tin tưởng vào điều đó, một bác sĩ cấp cứu Nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Philadelphia, Mỹ cho biết.

Có ba lý do khiến bạn không nên quá tin vào các thiết bị nổi:

- Đứa trẻ có thể không biết cách sử dụng thiết bị và phá hỏng nó.

- Thiết bị có thể bị lỗi và không hoàn toàn phát huy được tác dụng khi ở dưới nước.

- Một sự va chạm nào đó ở dưới nước có thể khiến cho thiết bị nổi bị hư hỏng

Cho con em tham gia các lớp học bơi

Thực tế là không phải lúc nào bạn cũng có thể để mắt đến lũ trẻ, một sự vô tình nào đó có thể dẫn đến những hệ quả đáng sợ. Do vậy, để bảo vệ an toàn cho trẻ, bạn nên cho chúng học bơi, tập bơi ngay từ khi còn nhỏ.

Ghép con với một người bạn lớn tuổi hơn

Khi tiếp xúc với nước, bạn nên cho trẻ làm quen với một người bạn lớn tuổi hơn để chúng quan sát và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên thì sự quan sát của một đứa trẻ khác chỉ được coi là một giải pháp bổ sung để nâng cao tính an toàn chứ nó không thể thay thế được sự quan sát của một người lớn đâu nhé.

Thuê đội cứu hộ khi có một bữa tiệc ở hồ bơi

Trong một bữa tiệc, bạn sẽ bị phân tâm bởi rất nhiều mối quan hệ và đương nhiên là không thể quan sát con mình và những đứa trẻ khác mọi lúc mọi nơi được. Tốt hơn hết là bạn nên thuê một đội cứu hộ tương xứng với số trẻ em trong bể với nhiệm vụ ngồi trên bờ, quan sát tất cả những đứa trẻ đang bơi và đảm bảo cho sự an toàn của chúng.

Dạy trẻ ghi nhớ các nguyên tắc khi đi bơi

Trước khi đi bơi, bạn nên dạy, thậm chí là bắt lũ trẻ phải ghi nhớ về những nguyên tắc nhất định phải tuân theo để đảm bảo an toàn, chẳng hạn như: không chạy ở bể bơi, không lặn ở nơi sâu, không lôi kéo đứa trẻ khác ở dưới nước, hay tuyệt đối không được xuống bể một mình khi không có người lớn bên cạnh…

Tìm hiểu về kỹ thuật hồi sức tim phổi (CPR)

CPR là kỹ thuật kết hợp giữa việc ấn ngực và hô hấp nhân tạo để hồi sức tim phổi và gia tăng máu, oxy lên não. Kỹ thuật này có thể được áp dụng trong trường hợp cấp cứu cho trẻ khi bị đuối nước Nhờ đó, khi có điều tồi tệ gì xảy ra, ít nhất là bạn không chỉ biết ngồi gào khóc đau khổ mà có thể nhanh chóng cấp cứu cho trẻ trong lúc đợi xe cứu thương đến. Điều này sẽ giúp ích được rất nhiều trong việc duy trì sự sống cho trẻ đấy.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm kỹ thuật giúp thoát chết đuối dù không biết bơi hay các bước sơ cứu người đuối nước để trang bị thêm kiến thức giúp bảo vệ mình và người thân trong mùa đi biển.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật