Trị mụn cơm bằng lá tía tô đơn giản mà cực kì hiệu quả

Mụn cơm là những nốt sùi nhỏ lành tính trên da do vi rút gây u nhú ở người (HPV - papillomavirus người) gây ra.

Vi rút khiến cho các tế bào ở lớp ngoài cùng của da tăng sinh nhanh. Biểu hiện tổn thương là những nốt sần nhỏ, mềm, có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu, sờ có cảm giác thô ráp. Mụn cơm có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành đám, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen.

ThS. Đinh Văn Tài - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế, cho biết:

Theo tài liệu, có khoảng hơn 100 tuýp HPV và mụn cơm có thể do các tuýp HPV khác nhau gây ra, và gây tổn thương đặc thù theo vị trí, bao gồm:

- Mụn cơm lòng bàn chân: tổn thương là nốt sần nhỏ màu hồng hoặc nâu nhạt với những chấm đen li ti. Những chấm này là các mao mạch bị huyết khối bít tắc.

- Mụn cơm sinh dục: tổn thương có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, vùng mu, vùng hậu môn.

- Mụn cơm phẳng: tổn thương thường nhỏ và mềm hơn các loại mụn cơm khác, thường mọc ở mặt hoặc chân.

Tổn thương có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác của cơ thể hoặc lây nhiễm sang người khác khi có sự tiếp xúc với dịch tiết của tổn thương. Việc lây nhiễm còn phụ thuộc miễn dịch của cơ thể mỗi người.

Các biện pháp điều trị có thể dùng như: áp lạnh, cantharidin, phẫu thuật laser, vi phẫu miễn dịch liệu pháp, bleomycin (blenoxane), retinoid,… Ngoài ra, có thể tham khảo một số biện pháp điều trị mụn cơm theo dân gian: đắp lá tía tô giã nát, dùng tỏi cắt lát rồi chà lên mụn cơm, dùng mặt trong vỏ chuối đắp lên mụn cơm, dùng nhựa đu đủ bôi lên mụn cơm, lá mùi và nghệ đen bí ngô, lá khoai lang mướp đắng

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là các biện pháp dân gian tham khảo ở trên chỉ nên áp dụng với những mụn cơm nhẹ, vị trí dễ xử lý, an toàn. Còn với những mụn cơm mọc ở vị trí nhạy cảm, mụn cơm nặng hơn thì nên điều trị bằng tây y theo chỉ định, hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật