Ai không nên dùng ba kích để tránh làm hại cơ thể?

Tôi nghe nói rễ ba kích tốt cho xương khớp, vậy tôi có thể mua ba kích ngâm rượu để sử dụng được không? Hãy giúp tôi biết cách làm như thế nào và khi nào thì dùng được? Ai không nên dùng? Xin chân thành cảm ơn!

Đặng Xuân Thảo (Lào Cai)

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, trong rễ ba kích có chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu chất đường, nhựa và axit hữu cơ. Rễ tươi có vitamin C. Theo tài liệu cổ, ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ôn. Vào kinh thận, có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp Trong nhân dân, ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong các bệnh liệt dương xuất tinh sớm, di mộng tinh phụ nữ kinh nguyệt không đều, còn dùng chữa bệnh phong thấp mạnh gân cốt... Ngày dùng 4 - 10g dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng. Ngoài ra còn dùng ba kích nấu với thịt gà ăn để bồi bổ sức khỏe

Ba kích

Ba kích

Theo kinh nghiệm của người dân, ba kích có rễ to, mập, cùi dày, màu tía là loại tốt. Rễ sau khi đào lên rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi gần khô dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh giập nát) để lộ lõi nhỏ bên trong rút bỏ lõi, rồi phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô sau đó cắt thành từng đoạn ngắn. Ba kích ngâm cùng rượu gạo hoặc rượu nếp chừng hơn 30 ngày là có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Nét đặc thù của rượu ba kích là khi ngâm lâu, rượu chuyển sang màu xanh tím, uống có mùi thơm ngậy. Trong Đông y, ba kích thường được phối hợp với các vị thuốc khác để ngâm rượu hoặc sắc uống tùy bệnh mà thầy thuốc sẽ bắt mạch và kê đơn cho phù hợp.

Điều cần lưu ý là người âm hư, hỏa thịnh, đại tiện táo bón cấm dùng. Vì vậy nếu bác muốn dùng cần hỏi ý kiến thầy thuốc Đông y.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật