Cảnh báo: Khi sử dụng kính sát tròng đủ màu sẽ nguy hiểm đến mắt của bạn

Kính sát tròng đủ màu (không độ cận) là mốt của một số bạn trẻ vì có thể “hô biến” tròng đen thành xanh, xám, nâu, tím...

1. Đừng bao giờ nghe theo quảng cáo

Theo quảng cáo: kính siêu mềm, siêu ẩm, siêu thoáng khí nên rất an toàn, không gây hại mắt và có đến 40 màu cùng hoa văn đủ kiểu để lựa chọn... Tuy nhiên, PGS. TS Trần Anh Tuấn - khoa mắt Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - đã cảnh báo một số nguy cơ có thể xảy ra:

Thiếu dinh dưỡng lớp biểu mô bề mặt giác mạc - mặc dù các loại kính được chế tạo nhằm làm tăng khả năng trao đổi oxy và CO2 Một khi lớp tế bào biểu mô giác mạc bị tổn thương sẽ dễ nhiễm trùng tăng sinh tân mạch, sẹo đục giác mạc

Nếu kính không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và gây nhiễm trùng giác mạc loét giác mạc ảnh hưởng nhiều đến thị lực sau này. Một số trường hợp nhiễm trùng giác mạc nặng có thể phải ghép giác mạc hoặc phải bỏ mắt.

Khi tháo lắp kính tiếp xúc trên mắt, nếu tay không sạch sẽ dễ đưa vi trùng lên mắt gây viêm kết mạc loét giác mạc.

Mang kính tiếp xúc lâu ngày có thể xuất hiện một số bệnh viêm nhiễm kết mạc (tròng trắng mắt), giác mạc (tròng đen mắt), gây ngứa mắt, đỏ mắt, nhìn mờ.

2. Nếu mua phải kính dỏm hoặc quá thời hạn ba tháng kể từ ngày bóc bao bì mà người dùng vẫn sử dụng thì sao?

Hiện nay có kính tiếp xúc (hay còn gọi kính sát tròng, contact lens) có khả năng điều chỉnh tối đa đến 20 độ. Nếu bị tật khúc xạ mà không muốn mang kính thì có thể mang kính tiếp xúc. Nhưng không nên mang lâu dài (khi ngủ nên tháo ra và ngâm trong dung dịch bảo quản theo chỉ dẫn của nhà sản xuất). Nếu không do yêu cầu nghề nghiệp, nên mang kính gọng là tốt nhất.

Khi dùng kính tiếp xúc nên dùng kính có thời hạn ngắn như dùng một ngày rồi bỏ hoặc kính tiếp xúc tuần (dùng một tuần rồi bỏ). Vì dùng kính có thời hạn kéo dài (3-6 tháng), hằng ngày phải ngâm trong dung dịch bảo quản, nếu dung dịch này bị nhiễm khuẩn (từ tay bạn khi tháo lắp kính) sẽ trở thành một ổ vi trùng gây bệnh cho mắt!

Cần chú ý rửa sạch tay trước khi chạm vào kính. Khi tháo lắp phải theo đúng hướng dẫn. Nên sử dụng đúng thời hạn, cách bảo quản của nhà sản xuất hướng dẫn và lựa chọn các hãng lớn có uy tín. Nếu thấy mắt cộm, đỏ, khó chịu thì ngưng sử dụng kính và đi khám mắt ngay.

3. Thưa bác sĩ, có ca nào bị hỏng mắt do dùng kính tiếp xúc?

Thỉnh thoảng tôi có gặp loét giác mạc do mang kính tiếp xúc. Tôi chưa thấy ca nào ở Việt Nam bị hư mắt. Tuy nhiên ở Pháp có bệnh nhân bị nhiễm trùng và sau đó phải ghép giác mạc.

Tôi có lời khuyên với trẻ emngười già là không nên mang kính tiếp xúc vì khó mang (người già tay run hoặc trẻ em không biết giữ vệ sinh). Phụ huynh không nên làm đẹp cho trẻ bằng kính tiếp xúc màu, vì nguy cơ nhiễm trùng rất lớn nếu trẻ không biết giữ vệ sinh khi đeo và bảo quản kính.

4. Chức năng của kính tiếp xúc

Kính tiếp xúc là loại kính đặt áp lên trên giác mạc (tròng đen của mắt), có nhiều chức năng:

Quang học (điều chỉnh tật khúc xạ như cận thị viễn thị loạn thị). Vì ngành nghề, một số người không tiện mang kính gọng thì có thể mang kính tiếp xúc thay vì phẫu thuật laser.

Bảo vệ mắt: trong một số bệnh lý của giác mạc, tổn thương biểu mô giác mạc tái phát, sau phẫu thuật ở giác mạc (phẫu thuật khúc xạ, ghép giác mạc...), người ta phủ kính lên giác mạc nhằm bảo vệ giác mạc.

Thẩm mỹ: ở một số trường hợp bị sẹo đục giác mạc giác mạc có màu trắng thường gây mất thẩm mỹ. Thay vì phải làm mắt giả, người ta có thể mang kính tiếp xúc màu đen để che sẹo xấu ở giác mạc, nhìn giống mắt bên kia. Ngoài ra, hiện nay có một số bạn trẻ dù mắt không bị tật khúc xạ cũng mang kính tiếp xúc màu để thay đổi hình dáng, tạo phong cách riêng giống như thay đổi màu tóc

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật