Những nét đẹp trong phong tục ngày Tết Việt Nam nên ghi nhớ

Tết Nguyên đán là dịp lễ chào đón năm mới theo âm lịch ở Việt Nam. Người Việt Nam xem Tết là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Những thành viên trong gia đình dù ở xa thế nào cũng cố gắng dành những ngày Tết trở về bên gia đình.

Tết và ông Táo

Tết Nguyên đán theo nghĩa đen là sáng đầu tiên của ngày đầu năm mới. Nhưng từ lâu trước Tết, người Việt Nam đã cố gắng loại bỏ những điềm xui bằng cách dọn nhà, mua quần áo mới, giải quyết tranh cãi và trả nợ. Người Việt Nam tin rằng Tết đánh dấu thới gian Vua Bếp hay ông Táo trở về nhà với Ngọc Hoàng. Một tuần trước Tết, các thành viên trong gia đình tiễn ông Táo bằng cách hóa vàng và thả cá chép để ông cưỡi.

Nhà cửa được lau chùi hay sơn lại và trang trí đón Tết. Một cây tre được gọi là cây nêu được dựng lên trước sân nhà, trang trí với hoa và cờ dải màu đỏ. Cây nêu được tin là để chào đón điều may và trừ ma quỷ trong thời gian dài khi ông Táo cũ đi và có người khác thay thế.

Người Việt Nam cũng thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết. Mỗi ngày trong tuần Tết, đồ cúng được đặt trên bàn thờ và thắp hương để tưởng nhớ.

Phong tục Tết cúng ông táo

Phong tục Tết cúng ông táo

Tết và điều may mắn

Khi chuông điểm giao thừa, khi năm cũ đã qua nhường chỗ cho năm mới, người Việt Nam tiễn năm cũ và chào đón Vua Bếp mới, đánh trống, nổ pháo hoa và thúc chó sủa (điềm may).

Người Việt Nam tin rằng may mắn của ai đó trong cả năm có thể được quyết định bởi những chuyện tốt đẹp trong ngày Tết. Sự thịnh vượng của người đầu tiên đến nhà trong năm mới sẽ phản ánh sự may mắn của gia đình đó trong năm tới, vì vậy người Việt Nam thường chọn người để "xông đất đầu năm".

Tết và gia đình

Ngày Tết, các gia đình thường bày cỗ chào đón người thân và bạn bè đến dự. Những món ăn truyền thống ngày Tết gồm: Bánh chưng dưa hấu các loại quả khác như dừa cam bưởi.

 Bánh chưng

 Bánh chưng

Các thành viên trong gia đình và bạn bè cũng trao đổi quà khi thăm viếng. Những ngày đầu tiên của Tết có nghĩa là dành thời gian thăm bạn bè và người thân. Vào ngày đầu tiên, thăm bố mẹ và người thân. Ngày tiếp theo, người Việt Nam gọi là ngày cho nhà chồng/vợ và bạn bè khác. Ngày thứ ba, dành cho những mối quan hệ xa. Trong ngày thứ bảy sau Tết, Cây Nêu được hạ xuống.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật