Sự phát triển của thai nhi tuần 37 - Đây là những gì xảy ra bên trong cơ thể mẹ

Mặc dù đã gần đến ngày đón con chào đời nhưng bên trong cơ thể mẹ vẫn sẽ có nhiều thay đổi.

Tuần 37

Đầu của em bé vào thời điểm này đã nằm ở khoang chậu của mẹ, được bảo vệ bởi xương chậu xung quanh. Vị trí này sẽ giúp bé có nhiều không gian hơn, đặc biệt với phần mông và chân. Còn người mẹ cũng cảm thấy dễ chịu hơn khi bụng đã tụt xuống, không còn cảm thấy quá nặng nề.

Em bé vào tuần thứ 37 thai kỳ đã có tóc ở trên đầu hoặc cũng có thể không có, không chỉ tóc trên đầu mà cả lông ở trên da cũng có thể không có. Nguyên nhân là do lông tơ trên người bé được hình thành từ tuần 26 thai kỳ đã rụng hết vào dòng nước ối Và có một sự thật thú vị là em bé của mẹ đã nuốt cả nước ối, lông và nước tiểu vào ruột khi ở trong tử cung sau đó chúng sẽ đi ra khỏi cơ thể trong lần đầu tiên đại tiện sau khi chào đời (còn được gọi là phân su).

Ở tuần 37 thai kỳ, đầu của em bé đã nằm ở khoang chậu của mẹ, được bảo vệ bởi xương chậu xung quanh

Ở tuần 37 thai kỳ, đầu của em bé đã nằm ở khoang chậu của mẹ, được bảo vệ bởi xương chậu xung quanh

Tuần 38

Vào tuần thai này, một thai nhi trung bình nặng khoảng 3-3,2kg. Lúc này tất cả các cơ quan, chức năng trong cơ thể bé đã phát triển đầy đủ . Tuy nhiên sau khi sinh, em bé có thể mất vài giờ để điều chỉnh hệ hô hấp

Tuần 39

Từ tuần này trở đi, mẹ sẽ bắt đầu chơi trò “chờ đợi” bởi vì con bạn sẽ chào đời bất cứ lúc nào. Lớp phấn trắng trên cơ thể bé đã dần biến mất, tuy nhiên vẫn có những em bé khi chào đời vẫn còn lớp phấn này. Về da của em bé đã bớt nhăn nheo và thường căng mịn hơn, đặc biệt với những bé từ 3kg trở lên.

Nếu có tóc ở trên đầu thì hầu như lớp tóc này khá dày và cả móng tay cũng khá dài. Các xương trong hộp sọ vẫn chưa xếp khíp lại mà chồng lên nhau để em bé dễ dàng chào đời khi đi qua cổ tử cung mẹ. Đó là lý do vì sao trẻ sơ sinh những tháng đầu tiên vẫn còn thóp.

Tuần 40

Đừng lo sợ nếu như đã qua ngày dự sinh mà em bé của bạn vẫn chưa có dấu hiệu chào đời, đây là điều rất bình thường. Mẹ chỉ cần biết rằng em bé vẫn đang phát triển tốt và mẹ cần tạo tâm lý thoải mái, thăm khám bác sĩ đều đặn.

Tuy nhiên vào tuần thứ 40 thai kỳ, lớp vỏ bọc bảo vệ da em bé dần biến mất và nếu không được sinh ra trong 1-2 tuần sau đó thì da bé có thể bị khô khi chào đời. Vậy nhưng khi thai đủ ngày tháng từ 40 tuần trở đi thì em bé cũng đã phát triển đầy đủ và sẵn sàng chào đời khỏe mạnh nhất.

Có một câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm là màu mắt của bé khi chào đời sẽ là màu mắt cố định sau này lớn lên? Theo các chuyên gia thì màu mắt của bé khi bạn nhìn thấy ngay sau sinh có thể thay đổi do tiếp xúc với ánh sáng, tùy thuộc vào độ phơi sáng, mức độ ánh sáng mà màu mắt bé sẽ thay đổi so với ban đầu. Màu mắt của em bé có thể mất vài tuần hoặc hàng tháng mới chính xác được.

Vì dụ như trẻ sơ sinh châu Á hoặc châu Phi khi sinh ra thường có màu xám đậm hoặc nâu nhưng vài tháng sau lại chuyển sang màu đen hay trẻ sơ sinh châu Âu khi sinh ra với đôi mặt xanh nhưng sau lại chuyển sang màu nâu hoặc xám. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật