Dấu hiệu bệnh đau mắt hột đặc trưng dễ phát hiện nhất

Bệnh mắt hột là tình trạng viêm mạn tính của lớp mô bên ngoài của mắt và mí mắt (kết mạc). Tình trạng này xảy ra do nhiễm một loại vi sinh vật là Chlamydia trachomatis. Vậy, cách nhận biết dấu hiệu bệnh đau mắt hột là gì?

Dấu hiệu bệnh đau mắt hột

Biểu hiện bệnh của mắt hột rất đa dạng, đa hình, có thể từ rất nhẹ, không có triệu chứng gì cả đến những trường hợp bệnh nặng nề, kéo dài dai dẳng, nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến mù lòa

Dấu hiệu bệnh đau mắt hột rất đa dạng

Dấu hiệu bệnh đau mắt hột rất đa dạng

Đặc điểm chung

Thường bệnh đau mắt hột không có nhiều triệu chứng rõ ràng mà còn tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có những triệu chứng khác nhau.

Các dấu hiệu bệnh đau mắt hột thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và có thể bao gồm: Ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt, mắt chảy dịch nhầy hoặc mủ, sưng mí mắt, sợ ánh sáng đau mắt.

Khi bạn thấy hiện tượng tấy đỏ và chảy nước mắt, long mi quặp, cộm mắt. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực và mù lòa.

- Xốn mắt, vướng mắt như có hạt bụi trong mắt.

 - Ngứa mắt, hay mỏi mắt, thường về chiều.

Đau mắt hột có nhiều biểu hiện khá đa dạng, có thể từ những dấu hiệu nhỏ thường bị bỏ qua đến những triệu chứng nặng và kéo dài dai dẳng. Tùy vào mức độ bệnh mà đau mắt hột có thể được chia thành 2 thể như sau:

Biểu hiện qua 2 thể: Thể nặng, thể nhẹ

- Thể nhẹ: Hay còn được gọi là đau mắt hột đơn thuần. Ở thể này, dấu hiệu bệnh đau mắt hột các tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc và dừng lại ở đó. Bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì hoặc chỉ có các triệu chứng như: Ngứa mắt, cộm mắt, hay cảm thấy mỏi mắt và có thể chảy nước mắt. Bệnh có thể tự khỏi nếu người bệnh giữ vệ sinh tốt và không bị tái nhiễm.

- Thể nặng: Vi khuẩn xâm nhập xuống những lớp sâu bên dưới của kết mạc mắt. Biểu hiện bệnh trầm trọng và kéo dài. Bệnh có thể gây các biến chứng như lông quặm cụp mi, sẹo giác mạc và dẫn đến mù mắt nếu không được điều trị tốt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật