Đục thủy tinh thể bẩm sinh - triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là đám mây trong thấu kính của mắt có từ lúc sinh. Thông thường thấu kính của mắt là 1 cấu trúc trong suốt, nó tập trung ánh sáng nhận được từ mắt tới võng mạc
Định nghĩa

Bệnh là đám mây trong thấu kính của mắt có từ lúc sinh. Thông thường thấu kính của mắt là 1 cấu trúc trong suốt, nó tập trung ánh sáng nhận được từ mắt tới võng mạc

Nguyên nhân đục thủy tinh thể bẩm sinh

Số người sinh ra bị đục thủy tinh thể thấp, đa số bệnh nhân không tìm thấy nguyên nhân cụ thể, những nguyên nhân thể bao gồm:

Có rất nhiều nguyên nhân đục thủy tinh thể bẩm sinh

Có rất nhiều nguyên nhân đục thủy tinh thể bẩm sinh

- Hội chứng loạn sản sụn

- Rubella bẩm sinh

- Hội chứng Conradi

- Hội chứng Down( trisomy 21)

- Loạn sản ngoại bì

- Đục thủy tinh thể bẩm sinh gia đình

- Thiếu galacto máu

- Hội chứng Hallerman - Streiff

- Hội chứng Lowe

- Hội chứng Marinesco - Sjogren

- Hội chứng Pierre - Robin

- Nhiễm sắc thể 13

Triệu chứng

- Đám mây trong thủy tinh thể giống như 1 đốm trắng trái ngược với màu đen của đồng tử, thường thấy rõ lúc sinh mà không cần 1 thiết bị quan sát đặc biệt.

- Trẻ suy giảm thị lực không ý thức thế giới xung quanh nó (nếu đục thủy tinh thể 2 mắt từ lúc sinh).

- Rung giật giãn cầu (Cử động mắt nhanh không bình thường).

Điều trị

Vài trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh nhẹ và không ảnh hưởng đến thị lực, những trường hợp này không điều trị. Điều trị những đục thủy tinh thể nặng, ảnh thưởng đến thị lực sẽ tiến hành phẩu thuật lấy thủy tinh thể, sau đó thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo (IOL).

Điều trị các rối loạn kèm theo có thể cũng cần thiết.

Phương pháp điều trị:

- Các thuốc hạn chế tốc độ đục thể thuỷ tinh (như catacol, catastart...) chưa được khuyến cáo dùng cho trẻ em.

- Nên tiến hành phẫu thuật sớm, khi có chỉ định, để phòng nhược thị, lác rung giật nhãn cầu

- Có 2 phẫu thuật Đục thủy tinh thể bẩm sinh đang được áp dụng trong lâm sàng nhãn khoa ở Việt Nam và trên thế giới đó là phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể ngoài bao, đặt thuỷ tinh thể nhân tạo và phẫu thuật tán nhuyễn thuỷ tinh thể bằng siêu âm, đặt thuỷ tinh thể nhân tạo. Để hạn chế các biến chứng sau mổ, hiện nay, người ta làm phẫu thuật cắt bao sau và cắt dịch kính ngay sau khi đặt thuỷ tinh thể nhân tạo.

 Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật và theo dõi thường xuyên

Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật và theo dõi thường xuyên

- Biến chứng muộn của phẫu thuật: Đục bao sau và capture thuỷ tinh thể nhân tạo (phần quang học của thuỷ tinh thể nhân tạo nằm phía trước mống mắt) tăng nhãn áp là các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ:

Bệnh nhân cần được khám và theo dõi theo chỉ định của bác sỹ. Nếu có nhược thị thì cần phải điều trị kịp thời (một trong các phương pháp hay dùng là bịt mắt lành, để mắt nhược thị được tập luyện) để phục hồi thị giác 2 mắt cho trẻ em Phương pháp điều trị sẽ có nhiều kết quả, nếu bệnh nhân được điều trị có hiệu quả, sớm, cần sự kiên trì của bệnh nhân, sự phối hợp của gia đình

Tóm lại, nếu như về nguyên nhân người ta chưa biết rõ hết thì về mặt điều trị ngày nay đã có rất nhiều tiến bộ. Nhiều bệnh nhân đã phục hồi thị lực và thị giác 2 mắt sau mổ. Vấn đề là ở chỗ bệnh nhân cần được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, có hiệu quả, có như vậy mới giảm được tỉ lệ mù do đục thuỷ tinh thể bẩm sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật