Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng, biến chứng và phương pháp điều trị

Giãn tĩnh mạch thừng tinh hay còn gọi giãn tĩnh mạch thừng tinh trái là hiện tượng tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị xoắn giãn hơn một cách bất thường gây tình trạng tinh hoàn bị chảy xệ. Bệnh này thường xuất hiện quanh tinh hoàn trái với trên 80% trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở bên trái.

Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh

- giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không triệu chứng.

- Đôi khi có thể gây căng nhức hay nặng ở bìu. Đau có thể tăng hơn về cuối ngày hay khi đứng, hoạt động hay ngồi lâu

- Khi giãn tĩnh mạch thừng tinh to, chúng ta có thể thấy 1 khối sưng phía trên bìu

Giãn tĩnh mạch thường tinh thường xuất hiện quanh tinh hoàn trái

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xuất hiện quanh tinh hoàn trái 

Các biến chứng có thể gặp

- Chảy máu

- Nhiễm trùng

- Tràn dịch màng tinh: bìu sưng to và ứ dịch

- Tái phát

 - Tổn thương động mạch thừng tinh, gây teo tinh hoàn 

Biến chứng có thể gây teo tinh hoàn

Biến chứng có thể gây teo tinh hoàn

Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

1. Chờ đợi theo dõi

- Nếu bạn không đau bạn và bạn tình không cảm thấy khó chịu thì có thể theo dõi trong 1 thời gian.

- Nếu tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì không cần điều trị.

2. Phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn)

- Bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn) để cột các tĩnh mạch giãn chung quanh tinh hoàn

- Thời gian phẫu thuật chỉ từ 30-60 phút

Điều trị bằng cách phẫu thuật

Điều trị bằng cách phẫu thuật

- Vô cảm để có thể gây mê hay gây tê

- Đường mổ ở vùng bẹn hay bụng dưới. Tĩnh mạch sau đó được cắt và cột

- Sau mổ, thời gian hồi phục là 2-3 giờ

- Cần phải có người thân theo bạn nếu bạn muốn xuất viện ngay vì tác dụng của thuốc mê hay thuốc tê vẫn còn.

3. Các phương pháp khác

- Trong phòng mổ, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện kẹp hay làm tắt các tĩnh mạch giãn

Gây mê để giúp việc điều trị đạt kết quả cao

Gây mê để giúp việc điều trị đạt kết quả cao

- Cũng cần gây mê hay gây tê và rạch 1 đường nhỏ ở vùng bẹn hay bụng dưới

- Sử dụng 1 dụng cụ đặc biệt dùng trong phẫu thuật nội soi để kẹp tĩnh mạch

- Cách khác, dùng thuốc để chích vào tĩnh mạch và làm tắc các tĩnh mạch

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật