Một vài gợi ý về phương pháp chữa bệnh nói lắp hiệu quả

Tuy không phải là bệnh, nhưng nói lắp thường đưa lại nhiều phiền phức và đau khổ cho người mắc. Vì nói năng khó khăn nên họ dần trở nên cô độc, co mình lại, xấu hổ và mặc cảm. Sau đây là một vài gợi ý về phương pháp chữa bệnh nói lắp :

1. Tốc độ nói phải chậm, khi nói phải mạnh dạn, vừa phải bình tâm, hòa nhã, tự nhiên, cố gắng phát âm chậm và dịu dàng. Ngoài ra, khi nói cố giữ tiết tấu, có thể chia lời nói thành các ý đơn giản, mỗi ý nói một lần. Câu nói phải nối với nhau. Chỉ có phát âm chậm và có tiết tấu mới có thể khiến cho ngôn ngữ nhẹ nhàng, liên tục mà không bị đứt đoạn.

2. Người nói lắp nên tập đọc to mỗi ngày một lần, trước hết là đọc cho mình nghe, sau đó dần dần mở rộng phạm vi, có thể tham gia ngâm thơ, biểu diễn văn nghệ trước bạn bè. Điều này vừa có thể khắc phục trở ngại về ngôn ngữ, vừa khắc phục được trở ngại về tâm lý. Người nói lắp phải dám mạnh dạn thể hiện mình, cố ý nói chuyện ở chỗ đông người để cho sự căng thẳng tâm lý giảm đi. Sự tập trung tinh thần vào tiết tấu và âm luật sẽ khiến bệnh nhân chuyển được sự chú ý đối với động tác phát âm, dần dần sẽ nói tự nhiên hơn.

3. Đứng trước gương tập nói hay thường xuyên nói chuyện cùng với những người thân của mình là một trong những cách đem lại hiệu quả cao. Nhưng lưu ý là phải luyện tập đều đặn, kiên trì hằng ngày. Ngoài ra cũng cần kết hợp thêm với việc luyện tập thể dục thể thao và tập thở.

4. Người bị nói lắp nên tăng cường rèn luyện kỹ năng nói, kiên nhẫn rèn thường xuyên, lâu dài. Mỗi ngày dành từ 50 đến 60 phút để tập đọc và tập nói. Cần đọc thong thả, rõ từng chữ và lưu loát. Ban đầu tập một mình, sau đó có thêm người thân để bớt cảm giác xấu hổ, lo sợ khi nói trước mặt người khác. Nên nhờ bạn bè, người thân giúp đỡ để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cần phải tập tính tự tin trước đám đông, không nên tự ti, mặc cảm, tập kiềm chế cảm xúc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật