Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân HIV tại gia đình

Khi chăm sóc bệnh nhân HIV tại nhà, chúng ta phải lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân HIV cụ thể để vừa giúp người bệnh thoải mái tinh thần, vừa phòng ngừa lây nhiễm HIV cho các thành viên trong gia đình.

1. Can thiệp với chứng nhiễm trùng cơ hội

  • Nếu bệnh nhân nhiễm HIV bị sốt nên để bệnh nhân ở những nơi thoáng mát, lau nước, cho uống nước, ăn trái cây và uống thuốc hạ sốt. Nếu bệnh nhân sốt cao liên tục, sốt dai dẳng, kèm theo các triệu chứng như run, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, co giật, ho ra máu, khó thở… thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
  • Với chứng tiêu chảy (nhất là phân có màng nhày) nên cho bệnh nhân uống nhiều nước, thức ăn dễ tiêu, đảm bảo thức ăn an toàn, vệ sinh và chia thành nhiều bữa. Vệ sinh sạch hậu môn cho bệnh nhân sau mỗi lần đi ngoài. Nếu đi tiêu chảy quá 10 lần/ngày, phân có máu, nôn ói, vật vã hãy đưa bệnh nhân tới bệnh viện Sút cân (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ban đầu) là triệu chứng của HIV, nên khi chăm sóc bệnh nhân HIV, hãy tăng cường các thực phẩm dinh dưỡng, cho ăn đa dạng thức ăn, ăn nhiều bữa trong ngày và giữ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân.

chăm sóc bệnh nhân hiv tại nhà

Chăm sóc người bệnh nhiễm HIV

  • Khi chăm sóc bệnh nhân HIV, nếu thấy những biểu hiện bất thường trên da, như xuất hiện mảng sần, ngứa, viêm loét, vết thương chậm liền, phỏng rộp, khối apxe… bệnh nhân không nên gãi làm xây xát da, bôi thuốc chống ngứa xung quanh các vết loét, vết xước, tăng cường vitamin C để tạo sức đề kháng, giữ da khô sạch.
  • Triệu chứng hokhó thở cũng hay gặp ở người bệnh HIV/AIDS, do đó người chăm sóc nên tăng cường khả năng thải đàm bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước, vỗ lưng, vận động, hít thở sâu và dùng thuốc long đàm. Ngoài ra, cần lưu ý đến các bệnh cơ hội thường đi kèm với bệnh HIV/AIDS như bệnh lao. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện ho trên 3 tuần, ho ra máu, đau ngực, sốt dai dẳng, nên nghĩ đến bệnh lao và đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị.
  • Người chăm sóc bệnh nhân HIV nên động viên, an ủi và tham vấn cho người nhiễm HIV để họ lạc quan sống, bỏ những ý nghĩ tiêu cực.

2. Phòng lây nhiễm khi chăm sóc người bệnh

Các thành viên trong gia đình khi chăm sóc bệnh nhân HIV cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Cho bệnh nhân dùng riêng một số đồ dùng như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo, đồ nạo lưỡi, đồ bấm móng tay, kim tiêm… Khi máu và chất dịch của người bệnh rơi vãi ra ngoài, nên dùng giấy hoặc vải lau sạch, sau đó lau lại nơi này bằng nước xà phòng và lau thêm bằng nước javen hoặc cồn 70 độ. Mọi hoạt động chăm sóc vết thương hay giặt đồ cho bệnh nhân nhiễm HIV, nên mang bao tay cao su để phòng ngừa lây nhiễm.

đeo bao tay khi chăm sóc người bệnh hivĐeo bao tay khi chăm sóc người bệnh HIV

  • Nếu sơ ý bị dính máu hay dịch tiết của bệnh nhân HIV (ở nơi không có vết thương hở) hoặc bị những vật bén nhọn dùng cho bệnh nhân ( như dao cạo) làm bị thương thì nên nặn máu ra, rửa sạch ngay bằng nước xà phòng, sau đó hãy dùng cồn 70 độ sát trùng lại.
  • Nếu bị máu người bị HIV dính vào vết thương hở, ngay lập tức sát trùng và đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS hoặc Trung tâm y tế dự phòng được điều trị dự phòng phơi nhiễm; người quan hệ tình dục với người nhiễm HIV/AIDS, phải luôn sử dụng bao cao su. Còn những biểu hiện tình cảm khác như vuốt ve, nắm tay, ôm, hôn nhẹ... không làm lây bệnh.
  • Đối với quần áo, khăn lau, đồ dùng bằng vải dính máu người bệnh cần phải được ngâm nước javen trong 30 phút rồi giặt lại bằng xà phòng, khi giặt cũng phải dùng bao tay.
  • Với các loại rác có máu (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm...) của người bệnh, cần cho vào 2 lần túi ny-lông, cột chặt miệng túi trước khi bỏ vào thùng rác.

Quy trình chăm sóc người bệnh nhiễm HIV phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đúng tiêu chuẩn, tránh lây nhiếm bệnh cho người khác.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật