9 cách giúp bạn hình thành thói quen tiết kiệm tiền hiệu quả
Thói quen tiết kiệm tiền
1. Chậm mà chắc
Thật khó để thay đổi một thói quen vì thế mà nhiều người đã cố gắng giảm cân nhưng cuối cùng lại thất bại Ban đầu họ nghĩ có thể nhanh chóng thay đổi bản thân mình Và quả thật là họ làm được nhưng chỉ trong chốc lát Họ nhanh chóng giảm cân để rồi lại lên cân ngay sau đó.
Thói quen tiết kiệm tiền của bạn có thể bắt đầu từ chính những thói quen nhỏ
Tương tự với việc cắt giảm chi tiêu, lúc đầu bạn càng cố gắng tằn tiện bao nhiêu thì về sau bạn sẽ càng tiêu xài như nước bấy nhiêu. Vì vậy để thành công thì tốt nhất là bạn hãy bắt đầu với những thay đổi nhỏ và thật kiên nhẫn. Hãy thực hiện theo từng cách một trong vài tuần sau đó mới thử một cách khác rồi một cách khác nữa. Chẳng mấy chốc bạn sẽ tự nhiên thay đổi như bạn hằng ao ước.
2. Chi tiêu thật tiết kiệm
Tiêu xài ít hơn những khoản bạn thu vào là mục tiêu quan trọng nhất. Nếu bạn kiên định thực hiện thì tình hình tài chính của bạn sẽ được cải thiện.
Có nhiều cách để bạn đạt được mục tiêu trên ví dụ như là hạn chế dùng thẻ tín dụng, gửi ngay khoản tiền vừa kiếm được vào sổ tiết kiệm hay nấu ăn tại gia thay vì tốn kém ăn ngoài, tự trồng rau quả cũng là một cách hay... Nhưng nhìn chung, tất cả đều đồng qui tại một điểm đó là chi tiêu thật tiết kiệm.
3. Tính toán xem bạn thật sự tiết kiệm được bao nhiêu
Đối với một số người thì làm theo sách chỉ lãng phí thời gian. Người ta hay nói là: "Tôi không làm thế chỉ để kiếm được vài xu". Nếu bạn nghĩ vậy thì hãy làm một thí nghiệm nhỏ sau: Đầu tiên, hãy tính xem tổng thời gian bạn sống và làm việc trong một năm, kể cả khoảng thời gian đi lại, quán xuyến việc nhà và những giờ giải trí cùng đồng nghiệp cũng như đi mua sắm và tính luôn cả những lúc bạn làm những chuyện lặt vặt khác.
Chi tiêu có tính toán
Tiếp theo, hãy tính tổng thu nhập của bạn kiếm được trong một năm rồi trừ bớt đi tiền thuế, tiền đi lại (bao gồm tiền xăng, dầu, sửa chữa và bảo trì xe), tiền chăm sóc con trẻ, mua đồ dùng sinh hoạt, quần áo hay bất cứ khoản tiền nào bạn dùng để mua sắm thì hãy trừ vào đây. Sau đó chia khoản tiền bạn còn lại cho khoản thời gian bạn đã tính trên để ra kết quả cuối cùng.
Vậy con số cuối cùng này có ý nghĩa gì? Bạn có thể sử dụng nó để so sánh với tất cả những gì mà bạn làm. Bạn đang muốn mua một vật dụng thật đắt tiền? Dùng cái giá ấy để tính xem bạn đã làm trong bao lâu để có thể mua được nó? Hãy tự hỏi xem việc tiết kiệm tiền có thật sự hữu ích? Hãy xem bạn mất bao lâu để làm việc này và số tiền bạn sẽ dành dụm được là bao nhiêu.
4. Ghi chép lại việc chi tiêu mỗi tháng của bạn
Kiếm được tiền đã khó nhưng giữ được lại càng khó hơn. Chúng ta chi vào việc nhỏ nhặt này, dùng một chút vào việc không đáng khác để rồi cuối tháng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Hãy ghi lại chính xác những khoản và mục đích chi tiêu trong mỗi tháng.
Ghi chép lại những khoản thu chi trong tháng
Đến cuối tháng, bạn sẽ xem lại tỉ mỉ khoản chi nào là thật sự cần thiết, khoản nào là hoang phí và bạn sẽ nhận ra hai điều. Đó là việc ghi chép sẽ giúp bạn thận trọng hơn trong chi tiêu và cuối tháng bạn sẽ không phải hốt hoảng với những khoản chi vô lí nữa. Hãy dùng những thông tin này như một điểm khởi đầu để vạch ra những việc cần làm tiếp theo.
5. Thành thạo nguyên tắc 10 giây
Nếu bạn đang muốn hạn chế thâm hụt túi tiền cho những khoản chi không cần thiết thì đây là một phương án tuyệt vời. Ở cửa hiệu, khi bạn chọn một món hàng, bạn hãy giữ món hàng đó trong 10 giây. Lúc đó, hãy tự hỏi bản thân là nó có thật sự cần thiết và khoản tiền chi ra có hợp lý không? Hầu hết các bạn sẽ đặt món hàng ấy trở lên kệ rồi tự hào bước đi vì mình đã không phí phạm vào những thứ vô ích.
6. Nắm vững nguyên tắc 30 ngày
Mỗi khi bạn chọn một món hàng đắt đỏ nhưng chưa cần dùng tới ngay và vẫn quyết định mua dù đã sử dụng nguyên tắc 10 giây thì hãy đặt món hàng trở lại kệ và đợi đến 30 ngày. Nếu bạn còn nhớ và vẫn muốn món hàng đó sau 30 ngày thì hãy trở lại mua. Cách này sẽ giúp bạn không bị "cám dỗ" bởi sức hấp dẫn của những món hàng đắt tiền mà có thể bạn sẽ hối hận sau khi mua.
Nắm vững nguyên tắc 30 ngày
7. Theo dõi sự tiến bộ của bạn
Mỗi tháng hãy tính toán và ghi chép lại bạn đã kiếm được bao nhiêu, tiêu xài bao nhiêu và dành dụm được bao nhiêu. Hãy cố gắng để tháng sau cũng đạt kết quả như vậy. Trong thực tế thì đây là cách đơn giản nhất để quản lí tài chính.
Bạn chỉ cần cố gắng kiểm soát chi tiêu tháng này qua tháng nọ và tự nhận ra sự tiến bộ liên tục của mình. Nếu bạn tiết kiệm một chút, ví dụ như mỗi tháng bạn để dành được 500.000 đồng thì trong vòng 6 tháng bạn sẽ tích lũy được 3 triệu. Hãy kiên nhẫn để tích tiểu thành đại.
8. Hãy cùng người bạn đời của mình lên kế hoạch chi tiêu và tích cực hỗ trợ lẫn nhau thực hiện
Nhiều cặp đôi cũng như các gia đình không có tiếng nói chung về vấn đề tiền bạc. Mỗi người tự xoay sở hầu bao của mình mà không quan tâm đến mục tiêu, nguyện vọng và những khó khăn của người kia. Điều này thường dẫn đến việc giấu giếm lẫn nhau các khoản chi tiêu, những khoản nợ; nó không chỉ tổn hại đến tình hình tài chính gia đình mà còn có thể làm tan vỡ hôn nhân
Lên kế hoạch chi tiêu thật cẩn thận
Trong một tháng hoặc hai tháng hãy dành một tiếng để ngồi lại cùng nhau xem xét "bức tranh toàn cảnh" về tình hình tài chính của gia đình. Sau đó, hãy cùng nhau lên kế hoạch và tích cực hỗ trợ lẫn nhau thực hiện. Tương tự, nếu bạn còn độc thân thì hãy tìm một "kim bằng hữu", người mà các bạn có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc chi tiêu hợp lí và đưa ra những lựa chọn đúng đắn, hoặc cho nhau lời khuyên trong những lúc gặp khó khăn.
9. Tự động hóa việc tiết kiệm tiền
Thật tốt là khi tiết kiệm bạn sẽ quên đi số tiền lời trong khi số tiền tiết kiệm thì tích tụ dần dần. Với một số bạn thì khoản tiền dư ra lôi cuốn họ vào việc chi tiêu vô bổ. Cách giải quyết đơn giản là đến ngân hàng và đăng ký chuyển khoản tự động một món tiền nhỏ mỗi tháng từ tài khoản của bạn vào tài khoản tiết kiệm.
Một khi bạn đã quen với điều này thì hãy tăng số tiền chuyển khoản và tiếp tục tiết kiệm. Chính khoản tiền này sẽ cứu bạn khỏi những trường hợp khẩn cấp, những khoản chi khổng lồ hoặc cung cấp khoản vốn bạn cần để bắt đầu đầu tư.
- Thực phẩm cực hại nếu cố tình ăn vào buổi tối, nhiều... (Thứ năm, 16:41:02 27/05/2021)
- Đêm nào cũng thức tới gần sáng chơi game, người đàn ông bị... (Thứ Hai, 20:15:02 24/05/2021)
- Những sai lầm trong chế độ ăn uống bạn nên hạn chế mắc... (Thứ bảy, 08:35:04 22/05/2021)
- 5 kiểu dùng điều hòa phổ biến nhưng lại là nguyên nhân chính... (Thứ năm, 16:09:05 20/05/2021)
- Điều sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn bỏ bữa sáng (Thứ Hai, 08:35:08 17/05/2021)
- Vừa nằm vừa nghịch điện thoại, người phụ nữ bị đau cổ... (Thứ tư, 21:15:03 12/05/2021)
- Sáng ngủ dậy đừng uống nước lọc theo 2 cách này bởi có... (Thứ năm, 09:30:06 06/05/2021)
- 4 thói quen ăn tối tàn phá sức khỏe, suy giảm tuổi thọ nhưng... (Thứ Ba, 21:30:02 27/04/2021)
- Uống 1 cốc nước này vào buổi sáng bạn sẽ nhận lại được... (Thứ Ba, 09:30:09 27/04/2021)
- Không ngờ 5 thói quen nấu ăn này lại "rước" ung thư... (Chủ nhật, 08:35:01 25/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023