Cà phê giả: "Biết rồi khổ lắm" nhưng cứ phải "nói mãi"

Trong khi giá thành sản xuất cafe thật gấp tới 10 lần thì cà phê giả vẫn ung dung ra ngoài thị trường và đánh lừa người tiêu dùng.

Cà phê giả là loại cà phê không được làm từ những hạt cà phê mà dùng đỗ tương, ngô rang,...và chất tạo mùi. Theo ông vì sao có tình trạng này? Có phải do chạy theo lợi nhuận?

Con số thống kê khoảng 30% số quán dùng cafe có lượng cafein rất thấp và không có cafein là có số e rằng chưa chính xác. Theo tôi con số này phải lên trên 90%. Tình trạng cafe trộn bắp, đậu nành lan trà như hiện này phải nói đến 3 nhóm nguyên nhân chính:

1. Áp lực từ người uống cà phê

- Khách hàng là người quyết định mua hàng nhưng họ không quan đến chất lượng mà quá thiên về giá cả là chính. Điều này cũng dễ hiểu bởi cà phê là một thứ cảm hương rất khó phân biệt, kiến thức cà phê trước đây chỉ dành cho câu chuyện gia truyền chứ không phổ biến (ngày nay đã cải thiện). Khi người dùng không hiểu về cà phê thì hành vi lựa chọn giá rẻ sẽ là xu hướng đám đông.

- Khách hàng chỉ xem uống cà phê như là thói quen hay là trả tiền cho chỗ ngồi nói chuyện mà thôi. Điều này biểu hiện rất rõ nét ở hầu hết những quán cà phê sang trọng, thậm chí đến cà phê trong các khách sạn nhà hàng cũng có cà phê bẩn.

Ông Hoàng Văn Thanh tại quán cà phê Ngọc trai núi

Ông Hoàng Văn Thanh tại quán cà phê Ngọc trai núi

2. Áp lực từ chi phí và lợi nhuận trong kinh doanh cà phê

- Những nhà sản xuất cà phê tài chính hạn hẹp, kiến thức cà phê nghèo nàn đã nắm bắt được điểm yếu là khách hàng ko hiểu gì về cà phê nên đã trục lợi bằng cách đưa hương liệungũ cốc rang cháy vào để giảm giá thành.

- Nhà bán lẻ thường gây áp lực lên nhà sản xuất cà phê tài trợ vật dụng và chỉ chọn mua hàng giá thấp điều này hình dung nó như chuỗi mắc liên kết cùng nhau chấp nhận đưa sản phẩm không phải là cà phê vào thị trường.

3. Phần kiểm tra nhà nước mang tính hình thức nhiều hơn là thực tế

- Hầu hết các nhà sản xuất cà phê  đều được cấp chứng nhận cà phê đạt chất lượng một cách dễ dàng đã góp phần hợp thức hóa về mặt pháp lý cho ngành cà phê bẩn lên ngôi.

Cà phê là thức uống mang hương vị Việt Nam (ảnh: Internet)

Cà phê là thức uống mang hương vị Việt Nam (ảnh: Internet)

- Quy trình quản lý nhà nước xem thì rất chặt chẽ nhưng tất cả đều phải qua 'cơ chế'. Nếu bạn tự đi kiểm định cho sản phẩm của mình sẽ rất khó nhưng khi qua anh hai, anh ba thì nhanh gọn, thậm chí không cần biết bạn bán thứ gì.

Thực tế, chi phí sản xuất cà phê thật gấp bao nhiêu lần so với những loại cà phê tạp chất này?

Để sản xuất 1 kg cà phê làm từ bắp và đậu nành giá thành sản phẩm bằng 1/6 đến 1/4 loại cà phê nguyên chất 100%. Trên thực tế cà phê nguyên chất loại cao cấp (tức là có tỷ lệ cà phê Arabica cao) có thể giá thành gấp hơn 10 lần loại cà phê tạp chất Ngoài ra, còn phải kể đến 'bí quyết' hay trình độ rang và thương hiệu để bán ra thị trường.

 Đánh giá của cá nhân ông, nguồn nguyên liệu cà phê ở Việt Nam có thiếu đến mức độ cần phải 'độn' tạp chất?

Việt Nam là nguồn nguyên liệu lớn và quan trọng cung cấp cho cả thế giới. Nói về sản lượng cà phê nhân Robusta luôn xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tuy nhiên cà phê Arabica thì sản lượng chỉ chiếm 5%. Với nguồn nguyên liệu mạnh như thế việc còn lại là trình độ rang thế nào và đạo đức kinh doanh ra sao chứ không phải chúng ta không làm được những loại cà phê ngon hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, chúng ta đang phải uống cà phê 'dởm'

Tuy nhiên, chúng ta đang phải uống cà phê 'dởm'

Tôi đọc một số bài báo thấy các hãng cà phê lớn nại với báo chí rằng: vì gu cà phê người Việt muốn đậm và phức tạp nên phải trộn hay độn ngũ cốc vào. Đó là cách ngụy biện và đầy trách nhiệm và cố tình che lấp việc cố tình làm điều sai trái. Trên thực tế, chỉ cần cà phê 100% hạt cũng dư sức tạo ra đầy đủ hương vị, đáp ứng hầu hết gu cà phê người Việt hay Tây. Nó phụ thuộc trình độ và kinh nghiệm rang và xay cà phê hạt, tâm huyết người thiết kế phối trộn giữa các loại cà phê nguyên chất với nhau thế nào. Tôi tin rằng tất cả các hãng cà phê lớn đều có những điều này nhưng vấn đề là họ chạy theo ý tưởng nào?

Những khó khăn của doanh nghiệp chân chính khi phải đối mặt với những loại cà phê này?

Tôi không gặp nhiều khó khăn trong chuyện kinh doanh cà phê tử tế của mình, bởi tôi đã chấp nhận trả giá đắt cho cuộc ngược dòng từ khi lên kế hoạch kinh doanh.

Tuy nhiên để kinh doanh tử tế cần phải có sự đấu tranh với lợi ích cá nhân và doanh nghiệp, và tôi tin rằng tôi và những người đang đi theo hướng cà phê tử tế đang có được sự hưởng ứng của nhà nước và xã hội.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật