Đu đủ là gì? Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của đu đủ

1. Đu đủ là gì? Nguồn gốc của cây đu đủ

Đu đủ (danh pháp khoa học: Carica papaya) là một cây thuộc Họ Đu đủ Đây là cây thân thảo to không hoặc ít khi có nhánh cao từ 3–10 m Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt màu nâu hoặc đen tùy từng loại giống, có nhiều hạt.

Đu đủ, nguồn gốc và tác dụng

Nguồn gốc và công dụng của đu đủ

Đu đủ có nguồn gốc ở vùng đất thấp từ miền nam México qua miền đông Trung Mỹ và Bắc - Nam Mỹ. Nó có lẽ đã được người Tây Ban Nha đưa tới Philippines vào khoảng năm 1550. Từ đây cây được đưa vào khu vực nhiệt đới châu Á, châu Phi. Ngày nay, đu đủ được trồng ở phần lớn các nước nhiệt đới như Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Sri Lanka, Philippines, Việt Nam.

Đu đủ được biết đến có hai loại là đu đủ đựcđu đủ cái. Đu đủ cái thường được mọi người biết đến là đu đủ có trái, lúc nhỏ có màu xanh , khi chín thì ngả sang màu vàng cam Đu đủ đực không có trái và thường chỉ có hoa, người ta thường gọi là hoa đực.

2. Tác dụng của trái đu đủ

  • Đu đủ thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và hầm) và ăn chín như một loại trái cây. Trong quả đu đủ có một enzyme gọi là papain, một chất protease có tác dụng làm mềm thịt và các chất protein khác, do đó đu đủ xanh thường được hầm chung với thịt giúp thịt nhanh mềm.
  • Đu đủ có nhiều dược tính tốt được ứng dụng trong cả Tây y và Đông y. Quả đu đủ non, lá đu đủ hoặc hạt đu đủ có nhiều hợp chất làm tiêu mủ, tiêu khối u, chống viêm rất hiệu quả. Ngoài ra, đu đủ còn được dùng hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ thận, giải độc gan cũng như ngăn ngừa sự lây lan của các loại mầm bệnh gây nhiễm trùng.
  • Chiết xuất papain trong mủ đu đủ được sử dụng rất phổ biến trong công nghiệp và dược phẩm.

3. Giá trị dinh dưỡng của đu đủ

  • Trong trái đu đủ có chứa một lượng beta caroten nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta caroten.
  • Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét.
  • Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

4. Những lưu ý khi sử dụng đu đủ

  • Đu đủ xanh có thể gây xảy thai.
  • Lượng chất xơ dồi dào trong đu đủ khiến kích thích dạ dầy gây rối loạn tiêu hóa, không nên ăn trong giai đoạn tiêu chảy và trẻ em dưới một tuổi.  
  • Ăn quá nhiều đu đủ dẫn đến thừa beta carotene khiến da đổi màu, tay co quắp mất cảm giác, vàng da.
  • Có thể bị rối loạn hô hấp do dị ứng với chất papain trong lá và quả đu đủ xanh.
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật