Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ chuẩn, không lo mất chất

Các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ,

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, với các mẹ không có nhiều thời gian cho con bú thì việc vắt sữa và bảo quản sữa trong tủ lạnh là một điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho ngực mẹ không bị hiện tượng cương đầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, nhất là trong 6 tháng đầu đời.

Làm thế nào để bảo quản sữa mẹ tốt con phụ thuộc vào cách mà mẹ muốn sử dụng một cách nhanh nhất. Nếu mẹ có kế hoạch sử dụng trong 1 ngày thì bảo quản lạnh tốt hơn là đông lạnh, vì bảo quản đông lạnh phá hủy một số chất trong sữa.

Dưới đây là một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ. Những điều này sẽ giúp bổ sung thêm kiến thức và thông tin cần thiết giúp các mẹ có thể an tâm hơn trong việc giữ lại được những chất dinh dưỡng tốt cho con của mình.

1. Số lượng sữa vắt hợp lý

Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vắt sữa với số lượng nhỏ mỗi lần (khoảng 100-150ml) là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn (hoặc do mẹ không có nhiều thời gian để cho bú trực tiếp) thì  số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé.

2. Bảo quản trong nhiệt độ phòng

Sữa mẹ sẽ bảo quản được từ 4-6 giờ ở nhiệt độ 19-26°C. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ, trời nóng là dưới 1 giờ, dưới 200C không nên quá 2 giờ. Do  sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.

3. Bảo quản trong tủ lạnh

Với ngăn mát tủ lạnh: Sữa mẹ bảo quản được 3-8 ngày ở nhiệt độ 4°C hoặc thấp hơn. Nếu mẹ không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt, nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Với tủ đông: Sữa mẹ sẽ bảo quản được 6-12 tháng ở nhiệt độ -18 đến -20°C. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác. Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, mẹ nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá.

Với sữa mẹ đã rã đông sẽ bảo quản được trong tủ lạnh tối đa thêm 10 giờ và chú ý không làm đông lạnh lại. Khi muốn rã đông nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½ -1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài.

4. Lưu trữ trong các dụng cụ

Sau đó bảo quản sữa mẹ được vắt ra trong những đồ đựng làm từ nhựa cứng hoặc thủy sinh có nắp sạch. Mẹ cũng có thể dùng những chiếc túi nhựa bảo quản sữa mẹ chuyên dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên gia khuyên không nên sử dụng túi nhựa lâu dài vì chúng có thể bị chảy và nhiễm khuẩn dễ hơn các loại đồ đựng cứng.

Để tăng sự an toàn, mẹ có thể xếp những chiếc túi sữa vào một hộp đựng thực phẩm làm từ nhựa cứng có nắp đậy kín. Bên cạnh đó, một vài chất dinh dưỡng nhất định trong sữa có thể bám vào thành túi nhựa khi được bảo quản dài ngày, dẫn đến bé bị mất những chất dinh dưỡng cần thiết khi bú sữa này.

Cho dù mẹ lựa chọn bảo quản sữa trong tủ lạnh hay làm đông lạnh, mẹ cần lưu ý:

- Rửa tay trước khi xử lý sữa và lưu trữ. Vệ sinh sạch sẽ mọi dụng cụ lưu trữ để tránh vi khuẩn gây hại.

- Sử dùng các hộp khử trùng tốt nhất là chai nhựa, hoặc túi sữa nhựa có sẵn tại một số cửa hàng nhà hóa học và shop đồ em bé.

- Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh.

- Giữ máy hút vú sạch sẽ. Rửa sạch các bộ phận trong nước xà phòng nóng và rửa chúng kỹ lưỡng trước khi khử trùng.

- Không được lưu trữ sữa mẹ trong các khay đá.

Khi đông lạnh và rã đông sữa mẹ, các mẹ cần biết:

- Đừng bao giờ rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì việc này sẽ khiến vi khuẩn tăng lên trong sữa.

- Không lưu trữ sữa mẹ trong cánh cửa của tủ lạnh.

- Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để rã đông sữa vì sóng của thiết bị này có thể làm mất một số hoạt tính có lợi của sữa, đồng thời việc làm nóng không đều của lò vi ba có thể khiến con bạn bị bỏng.

- Nếu sữa có mùi hơi lạ sau khi rã đông dù đã làm đúng cách, nguyên nhân có thể do sữa bạn có men lipase cao. Đây là một loại men tiêu hóa chất béo gây mùi vị khác lạ cho sữa sau khi rã đông.

-  Có thể làm đông sữa mẹ trong bình trữ sữa hoặc túi sữa mẹ. Không trữ đầy sữa vào bình hoặc túi quá ¾, để khoảng rộng để khi mở có thể lấy sữa dễ dàng hơn.

-  Ghi nhãn thời gian vào bình hoặc túi trữ sữa để có thể theo dõi dễ dàng.

-  Không nên làm tan đá sữa mẹ đông lạnh bằng lò vi sóng hay cho vào nước sôi để tránh làm mất vitamin khoáng chất và các thành phần quan trọng khác trong sữa mẹ. Điều này còn giúp đề phòng gây bỏng.

-  Để bảo quản các thành phần trong sữa mẹ nên làm tan sữa trong tủ lạnh qua đêm, ngoài ra có thể giữ bình hoặc túi trữ sữa trong nước ấm (cao nhất là 37°C).

- Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới, sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng, mẹ nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật