Rễ sắn dây trị say nắng, say nóng rất hiệu quả trong những ngày hè nóng bức

Ngoài tác dụng cung cấp về lượng tinh bột nhất định, sắn dây còn có tác dụng làm cho cơ thể trở nên mát hơn.

Bột sắn dây uống sống có tác dụng giải nhiệt, nhất là trong mùa hè nắng nóng, nấu chín cũng có tác dụng giải nhiệt, trị niêm mạc miệng lở loét mụn nhọt

Dùng rễ tươi của sắn dây trị say nắng, say nóng

Say nắng, say nóng thuộc chứng trúng thử của y học cổ truyền với các triệu chứng mặt đỏ nhừ mồ hôi vã ra như tắm choáng váng chóng mặt hoa mắt, ngã té, nặng hơn thì ngất xỉu bất tỉnh nhân sự.

Có thể dùng khoảng 40g rễ sắn dây tươi, rửa sạch đất cát, cắt nhỏ, giã nát, vắt lấy nước, thêm một chút muối ăn quấy đều, cho uống. Người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục.

Sau khi chế biến, từ rễ sắn dây ta thu được một sản phẩm dùng làm thuốc Đông y gọi là cát căn. 

Cát căn được dùng trị bệnh như thế nào?

Trong Đông y, cát căn được xếp vào loại thuốc tân lương giải biểu, với tính chất vị ngọt, cay, tính bình, quy vào các kinh tỳ, vị.

Cát căn có công năng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi Do đó được sử dụng trong các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, còn gọi là cảm nhiệt

Có thể dùng phương cát căn thang: cát căn 12g, ma hoàng sinh khương mỗi vị 9g; quế chi cam thảo bạch thược mỗi vị 6g; đại táo 12g. Ngày một thang, dưới dạng thuốc sắc. Gần dây, cát căn còn được sử dụng trị bệnh tăng huyết áp bệnh đái tháo đường

Cơ sở khoa học của vị thuốc cát căn

Gần đây, việc chiết tách, phân lập các thành phần hóa học và tác dụng sinh học của rễ sắn dây phần nào đã làm sáng tỏ về cơ chế tác dụng của vị thuốc này.

Từ rễ sắn dây, người ta đã phân lập được các isoflavonoid như daidzein, daidzin... Các chất này có tác dụng làm giãn sự co thắt các động mạch đáy mắt động mạch cảnh, động mạch đùi, ... Điều đó giải thích tác dụng về khả năng chữa đau đầu cứng gáy, hạ huyết áp đau thắt ngực của vị thuốc này là hoàn toàn có cơ sở khoa học.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật