Thực phẩm bẩn đầu độc người Việt – Thực phẩm sạch đi đâu về đâu?

Người Việt đang đầu độc người Việt khi thực phẩm bẩn vẫn tồn tại trên thị trường? Trong khi đó, thực phẩm sạch, rau an toàn vẫn tìm đường sống, lo đầu ra...

Thịt lợn chứa chất cấm rau xanh tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, trái cây: mít, chuối…ngâm thuốc… hàng loạt thực phẩm bẩn trên bàn ăn của người Việt có nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Bài toán được đặt ra là người Việt đang độc độc lẫn nhau vì lợi ích kinh tế.

Một trong những nguyên nhân quan trọng của thực trạng này là nhận thức của người nông dân, những người trực tiếp làm ra nguồn thực phẩm cho xã hội tiêu dùng.

Thuốc bảo vệ thực vật giả, thức ăn tăng trọng

Báo Hải quan dẫn ý kiến phân tích của PGS.TS Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT II TP.HCM cho biết: Dân trí của người nông dân chưa đủ để biết mua nguồn lực đầu vào ở đâu là an toàn, trong khi hiện nay, phân bón thuốc bảo vệ thực vật giả, thức ăn chăn nuôi còn tồn tại chất cấm tăng trọng...

Điều này vô tình cho thấy nền nông nghiệp nước ta đang “đầu độc” người dân một cách hợp pháp. Vì thế, Việt Nam cần phải tạo ra đội ngũ “thanh nông tri điền” hoặc “nông dân chuyên nghiệp” để cải thiện tịnh trạng này.

Thiếu doanh nghiệp cung cấp hàng chất lượng

Vì sao người dân lại sử dụng những loại thuốc kém chất lượng Theo PGS.TS Vũ Trọng Khải, đó là vì Việt Nam chưa có hệ thống doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao để cung ứng dịch vụ đầu vào của nông nghiệp.

Trước thực trạng thực phẩm bẩn còn tồn tại đe dọa tới sức khỏe người dùng, thị trường Việt từ lâu đã “khát” những sản phẩm sạch. Rất nhiều hợp tác xã rau an toàn đã ra đời tại vùng ven các thành phố lớn, trồng rau theo tiêu chuẩn, chất lượng VietGap. Rau sạch được trồng trong nhà lưới, hệ thống phun tưới tự động.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết: Trồng rau sạch đòi hỏi kỹ thuật và đầu tư còn cao hơn cả tiêu chuẩn VietGAP vì rau sạch hoàn toàn sản xuất theo quy trình hữu cơ và khép kín trong hệ thống nhà lưới.

Lo đầu ra cho rau sạch

Ở một số nơi, rau sạch vẫn chưa vào được hệ thống siêu thị. Như thông tin trên báo Tiền phong, ông Vũ Văn Vương, Chủ nhiệm Hợp tác xã rau an toàn Trường An, Đồng Nai cung cấp: Hiện nay rau sạch của HTX làm ra vẫn chưa vào được hệ thống siêu thị, do siêu thị thì ở xa, lượng mua vào của siêu thị cũng không nhiều, do vậy tiêu thụ chủ yếu vẫn là các sạp rau ở chợ. Mà ở chợ thì đâu có gì để phân biệt rau sạch hay không sạch. Trong khi đó chi phí để sản xuất rau sạch lại cao hơn sản xuất thông thường khoảng 30%.

Cạnh tranh với hàng giá rẻ

Ngoài chuyện phải lo đầu ra cho rau sạch nhiều người dân còn bỏ nghề trồng rau sạch vì vấn đề giá cả: Giá rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP bán tại vườn, chênh lệch không nhiều so với rau sản xuất đại trà. Trong khi đó, công lao động nhiều, phân bón thuốc bảo vệ thực vật luôn biến động giá khiến thu nhập của những người trồng rau sạch không được bao nhiêu. Không thể cạnh tranh về khiến giá rau sạch không có chỗ đứng trên thị trường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật