Vị thuốc từ cây cau có nhiêu công dụng chữa bệnh 1 cách hiệu quả - Hãy tìm hiểu thêm nhé!

Nhiều bộ phận của cây cau có tác dụng chữa bệnh tốt trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.

Rễ cau: Thường dùng loại rễ màu trắng mọc lộ ra trên mặt đất, gọi là rễ cau nổi. Dược liệu được thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi hay sấy khô.

Chữa đái rắt, đái són: Rễ cau 10g, rễ trầu không 10g (có thể dùng thân và lá) thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng liền vài ngày cho đến khi khỏi.

Phụ nữ có thai không được dùng.

Chữa thận hư, liệt dương: Rễ cau nổi dùng độc vị với liều 20 – 30g dưới dạng nước sắc. Hoặc rễ cau 8g ba kích 20g, thục địa 20g hoài sơn 20g, sâm bố chính 40g, quế thanh 8g.   Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng (trừ quế), tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật hoặc sirô làm thành viên to bằng quả táo. Ngày uống 5 viên trước khi đi ngủ. Dùng liền trong 1 tháng.

Dùng hạt cau trị giun sán, chướng bụng, tiểu tiện không thông

Trong hạt cau có tanin, alcaloid, hạt cau vị đắng chát, có tác dụng trị sán lỵ trực khuẩn

1 liều thuốc trị sán: Dùng 4 - 6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán rồi uống.

Trị chứng khó tiêu chướng bụng chán ăn: Lấy 10g hạt cau, 10g sơn tra sắc lấy nước uống.

Trị chứng phụ nữ sau đẻ tiểu tiện không thông: Lấy hạt cau già, hạt vông vang hoạt thạch hoa đào Các vị lấy lượng bằng nhau, nghiền thành bột, mỗi lần uống 8g hỗn hợp trên, pha với rượu

Hoa cau trị nhiều bệnh hiệu quả

Hoa cau có vị hơi ngọt, tính mát, tác dụng bổ tim gan dạ dày trị ho thanh nhiệt, thông khí, tán ứ trệ khí ở dạ dày…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật