Bạch cương tằm - Thành phần chính và tác dụng dược lý từ vị thuốc cương tằm

Bạch cương tằm

Bạch cương tằm dùng trị trúng phong mất tiếng tai biến mạch máu não méo miệng chân tay co rút tinh thần bất ổn, trẻ con dạ đề, lao hạch…

Tên khoa học: Bombyx Botryticatus.

Thành phần hóa học trong cương tằm

Trong Bạch cương tằm có: Pyridin -2, 6- nhị Acid hữu cơ, chất mỡ, Chitinase, Bassianins, Fibrinolysin, Pyrausta Nubialis, Galleria Mellonella, Beauverician, Corticoids.

Bạch cương tằm - thần dược trị trúng phong

Bạch cương tằm - thần dược trị trúng phong

Tác dụng của cương tằm

Bạch cương tằm có vị mặn cay, tính bình. Vào bốn kinh tâm, can, tỳ, phế.

Tác dụng: Thuốc khu phong hóa đờm, tức phong chỉ kinh (chống co giật), khu phong chỉ thống (giảm đau), giải độc tán kết.

Chủ trị – liều dùng: Trị kinh giản, trị trúng phong, mất tiếng đau cổ họng, trị sang lở. Ngoài ra còn dùng trị đàm nhiệt kinh phong, động kinh co giật trúng phong liệt mặt đau đầu mắt đỏ, cổ họng sưng đau phong trùng nha thống (đau răng), đàm hạch loa lịch (lao hạch lâm ba), đinh nhọt đơn độc.

Theo y học hiện đại

Tác động lên hệ thần kinh trung ương: Thí nghiệm trên súc vật, Bạch cương tằm có dấu hiệu gây ngủ. Cũng có tác dụng ức chế co giật do Strychnin gây ra. Tuy nhiên nhộng tằm có tác dụng chống co giật do Strychnin mạnh hơn là Cương tằm do thành phần Ammonium oxalate ở con nhộng tằm nhiều hơn. Thành phần chông co giật chủ yếu là chất Ammonium oxalate

Thuốc cho uống làm giảm tỉ lệ chết của chuột bạch do Strychnin gây co giật.

Tác dụng kháng khuẩn: Trong ống nghiệm, thuôc có tác dụng ức chế nhẹ đối với tụ cầu vàng trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh.

Thực tiễn lâm sàng chứng minh rằng con nhộng tằm có tác dụng hạ sốt chỉ khái, hóa đờm an thần, chông co giật, tiêu viêm điều tiết thần kinh. Có tác dụng tham gia chuyển hóa mỡ, hiệu quả trị bệnh gần giống Bạch cương tằm, vì vậy có thể thay thế vị Bạch cương tằm được.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật