Tụ cầu vàng là gì? Nguồn lây truyền và cách phòng tránh

Tụ cầu vàng là gì?

Tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococcus aureus. Sở dĩ có tên là tụ cầu vàng là vì khi nuôi cấy, các vi khuẩn này tụ lại thành chùm như chùm nho và có màu vàng.

Tụ cầu vàng xuất hiện trong các loại thực phẩm kém chất lượng

Tụ cầu vàng xuất hiện trong các loại thực phẩm kém chất lượng

Nguồn xâm nhập của tụ cầu vàng

Những thực phẩm có khả năng chứa tụ cầu vàng cao là: thịt, gia cầm và trứng sữa và các sản phẩm từ sữa, đồ hộp, các sản phẩm trong bánh mì… Nguồn lây nhiễm tụ cầu vàng còn có thể là do các phương pháp vệ sinh kém trong các dụng cụ nấu nướng, hay do quá trình lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm kém.

Một nguồn phải kể đến đó là do nhiễm chéo từ các thực phẩm không an toàn do bảo quản quá lâu, hay kém chất lượng từ dụng cụ nấu nướng hay cơ thể con người. Nhiễm chéo là một quá trình lây nhiễm các vi khuẩn từ nguồn lây nhiễm sang các thức ăn sạch và gây bệnh cho bạn.

Điều trị tụ nhiễm cầu vàng 

Bạn phải điều trị ngộ độc thực phẩm nhằm kiểm soát các biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất đó là mất nước do nôn mửatiêu chảy  

Ngộ độc tụ cầu vàng rất nguy hiểm

Để tránh mất nước, bạn nên bổ sung các chất điện giải một cách từ từ bằng cách sử dụng thêm oresol thay cho nước. Soda và nước trái cây có chứa nhiều đường và không chứa đủ các chất điện giải, do vậy, bạn nên tránh sử dụng những loại này.

Nên sử dụng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng Các bác sĩ cho rằng ăn chế độ ăn bình thường là chế độ ăn phù hợp nhất. Tuy nhiên nên tránh các loại thức ăn có quá nhiều chất béo và chất đường. Các chất kích thích như đồ ăn cay rượu và cà phê chỉ được sử dụng 2 ngày sau khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn.

Cần ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để không bị nhiễm tụ cầu vàng

Cần ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để không bị nhiễm tụ cầu vàng

Vì vậy, để phòng chống ngộ độc thực phẩm, nên thực hiện các điều sau:

- Ăn chín, uống sôi.

- Vệ sinh môi trường và nguồn nước sạch sẽ.

- Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh: rửa tay trước và sau khi ăn.

- Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn đảm bảo vệ sinh và tránh bảo quản thực phẩm quá 12h. 

- Các thực phẩm tươi sống như thịt, hải sản nên được bảo quản lạnh trong vòng 2-3 ngày, tránh bảo quản quá lâu, bởi các vi khuẩn có đủ điều kiền để phát triển và gây bệnh cho bạn.

- Cần phải vệ sinh dụng cụ nấu nướng ngay sau khi chế biến nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm bạn nên đi khám ngay lập tức

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật