Điều trị đái tháo đường theo y học cổ truyền thế nào?

Bệnh đái tháo đường thuộc phạm trù “Tiêu khát” của Y học cổ truyền.

Đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường thuộc phạm trù “Tiêu khát” của Y học cổ truyền. Tiêu khát là sự đốt cháy tân dịch ở bên trong cơ thể (tiêu) từ đó mà nhu cầu cơ thể đòi hỏi phải ăn nhiều, uống nhiều để bù đắp tân dịch. Tiêu khát có nhiều hình thức đốt cháy, tiêu hao tân dịch, có thể chủ yếu bằng đường niệu, bằng đường sốt, ra mồ hôi hoặc nung đốt phần âm dịch làm cơ thể luôn luôn nống hơn bình thường… Cuối cùng gây ra 3 chứng trạng chủ yếu: Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh trong nước tiểu có nhiều đường nên thấy ruồi và kiến bâu.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

Bệnh này chủ yếu do cơ thể vốn âm hư, ngũ tạng nhu nhược lại do ăn uống không điều độ, nhiều chất béo, ngọt. Nguyện vọng tình cảm mất điều hoà, lao động tình dục quá độ mà dẫn tới thận âm suy hư, phế vị táo nhiệt. Có âm hư là gốc, táo nhiệt là ngọn. Bệnh kéo dài lâu ngày, âm tổn tới dương, dương hư hàn ngưng có thể dẫn tới ứ huyết ở bên trong.

Biến chứng của bệnh đái đường

a. Biến chứng nhiễm trùng

Có thể từ những mụn nhọt rất thường, những vết thương bề ngoài không đáng kể đến nhiễm trùng quan trọng hơn như hoại thư và lao phổi

b. Biến chứng về thoái hoá

Tình trạng thoái hoá thường xảy ra ở các động mạch hoặc các bộ phận khác, nhất là mắt.

c. Biến chứng về thần kinh

Có thể từ viêm dây thần kinh đơn thuần đến những biến chứng quan trọng hơn như hôn mê do đái đường.

d. Hôn mê do đái đường (Toan – Xeton máu)

Xảy ra vào dịp:

- Nhiễm trùng hoặc nhiễm đôc nặng.

- Chấn thương tinh thần

- Áp dụng chế độ giảm gluxit quá khắt khe

- Có khi không có nguyên nhân gì cả.

Điều trị đái tháo đường theo y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền tiêu khát gồm nhiều thể bệnh và có pháp điều trị và bài thuốc cho từng thể bệnh như sau:

Thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu)

* Chứng trạng: Phiền khát uống nhiều, hay đói, hình dáng gầy còm, miệng khô lưỡi ráo, mép lưỡi nhọn đỏ, mạch hoạt sác.

* Pháp điều trị: Nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt

* Bài thuốc: Bạch hổ gia nhân sâm thang phối hợp ích vị thang gia giảm: Sinh thạch cao 60g (sắc trước), Cam thảo 6g, Sa sâm 15g, Sinh địa 30g, Thiên hoa phấn 15g, Tri mẫu 15g, Đẳng sâm 15g, Mạch đông 12g, Ngọc trúc 15g.

Thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu)

* Chứng trạng: Tiểu nhiều lần lượng nhiều, nước tiểu ngầu đục như nước đường, eo lưng mỏi mất sức, miệng khô lưỡi đỏ, hoặc lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác.

* Pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm

* Bài thuốc: Lục vị Địa hoàng hoàn gia giảm: Sinh đại 15g, Hoài sơn dược 30g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Nữ trinh tử 12g, Bạch thược 12g, Thục địa 15g, Sơn thù du 15g, Đan bì 9g,  Cẩu kỷ tử 12g, Đồng tật lê 12g.

Thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu)

* Chứng trạng: Ăn nhiều, chóng đói cồn ruột, gầy sút nhanh.

* Phương pháp điều trị: Dưỡng vị sinh tân

* Bài thuốc: Tăng dịch thăng: Huyền sâm 32g, Sinh địa 32g, Mạch môn 32g, Thiên hoa phấn 32g, Hoàng liên 10g.

Thể âm dương đều hư:

* Chứng trạng: Tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục như nước đường, sắc mặt xám đen hoặc trắng bệch, hoặc có phù, hoặc đi ngoài nát loãng, nặng thì đi lỏng, sợ rét sợ lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.

* Pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm, ôn bổ thận dương.

* Bài thuốc: Kim quỹ thận khí hoàn: Thục đia 30g, Sơn thù du 15g, Đan bì 9g, Nhục quế 3g (nuốt), Sơn dược 30g, Phục linh 15g, Trạch tả 9g, Phụ tử 6g (sắc trước)

Thể ứ huyết

* Chứng trạng: Quá trình bệnh lâu ngày, hoặc bệnh này phối hợp với biến đổi bệnh huyết quản tim mạch não, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ, chấm ứ, mạch tế sáp.

* Pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ

* Bài thuốc: Cách hạ trục ứ thang gia giảm: Ngũ linh chi 15g, Xuyên khung 9g, Đương quy 12g, Đào nhân 9g, Đan bì 9g, Diên hồ sách 9g, Hồng hoa 9g, Xích thược 9g, Ô dược 6g, Chỉ xác 9g.

Các bài thuốc trên cho vào 1 lít nước, sắc lấy n300ml nước thuốc chia uống 3 lần trong ngầy sau khi ăn 30 phút.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật