Dùng hương nhu chữa cảm nắng, cảm lạnh như thế nào?

Cây hương nhu ở nước ta có 2 loại: hương nhu tía và hương nhu trắng chúng đều có công dụng chữa bệnh cảm nắng.

Hương nhu tía, ở miền Trung và miền Nam thường gọi là 'é rừng' hay 'é tía', tên khoa học là Ocimum sanctum L. Hương nhu tía là một loại cây nhỏ, sống hàng năm hoặc nhiều năm; có thể cao 1,5 - 2m. Thân và cành thường có màu tía, có lông quặp. Cây này thường được trồng làm thuốc quanh nhà.

Cây hương nhu trắng, còn gọi là 'é lớn lá', tên khoa học là Ocimum gratissmum L. Hương nhu trắng thường cao hơn hương nhu tía. Hương nhu trắng có hàm lượng tinh dầu cao hơn hương nhu tía, nên có mùi hắc và khó uống. Chủ yếu được khai thác để cất tinh dầu

Trong Đông y, hương nhu được xếp vào nhóm thuốc chữa cảm lạnh trong loại thuốc chữa bệnh ngoại cảm. Theo Đông y, hương nhu có vị cay, tính hơi ấm, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng làm ra mồ hôi chữa cảm mạo giảm sốt, lợi thấp hành thủy. Dùng chữa mùa hè bị cảm nắng, hoặc đi mưa bị nhiễm lạnh người phát sốt phát rét nhức đầu đau bụng miệng nôn, thủy thũng, đi tiêu lỏng chảy máu cam

Liều dùng: ngày dùng 3 - 8g. Kiêng kỵ: những người âm hư và khí hư không dùng được.

 Hương nhu có một tác dụng lớn là khả năng chữa cảm nắng, cảm lạnh

 Hương nhu có một tác dụng lớn là khả năng chữa cảm nắng, cảm lạnh

Về chuyện cảm nắng uống hương nhu bệnh càng nặng thêm, chúng ta cần đặc biệt lưu ý một vấn đề sau: cảm nắng (thương thử) được Đông y chia thành 2 loại: 'Dương thử' và 'Âm thử'.

Trước khi sử dụng hương nhu để chữa cảm mùa hè, cần phân biệt rõ 'Âm thử' hay 'Dương thử'. 'Dương thử' là cảm phải nắng nóng, do đi đường xa, làm việc lâu dưới trời nắng nóng... gây nên. 'Dương thử' có những biểu hiện của 'chứng nhiệt', phải dùng các vị thuốc mát như: kim ngân rau má sắn dây để chữa trị.

Còn 'Âm thử' là trong ngày hè nắng nóng, đêm ngủ ngoài trời, uống quá nhiều nước lạnh nước đá ăn quá nhiều những thứ rau quả sống lạnh... khiến cho 'hàn khí' cảm nhiễm vào cơ thể mà gây nên bệnh.

'Âm thử' có những biểu hiện của 'chứng hàn'. Để chữa trị, cần dùng những vị thuốc cay ấm như: hương nhu tía tô hoắc hương...

Tóm lại, khi nói 'hương nhu là vị thuốc dùng chữa cảm mạo mùa hè', cần hiểu đó là cảm mạo thể 'âm thử'- do nhiễm lạnh trong mùa hè - với những triệu chứng như: sợ lạnh, phát sốt, đầu đau không ra mồ hôi đầy bụng chán ăn lợm giọng nôn mửa tiêu chảy

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật