Những lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ đảm bảo an toàn
Những loại đồ uống cản trở hấp thu canxi khiến bé ngày càng thấp còi
4 loại đồ uống "độc" nhất với trẻ, loại cuối dù chỉ uống 1 ngụm cũng tổn hại não bộ
Đảm bảo thuốc dùng cho trẻ là an toàn
Mặc dù các thuốc không kê đơn không đòi hỏi phải có đơn thuốc của bác sĩ, song chúng vẫn có thể nguy hiểm.
Theo Hội Nhi khoa Mỹ, nhiều nghiên cứu đã có thấy các thuốc điều trị cảm không cần đơn bác sĩ thường là không có tác dụng ở trẻ dưới 6 tuổi và có thể gây ra những tác dụng phụ nặng. Vì thế, cần luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc
Hiện nay, ngày càng nhiều bác sĩ khuyên cha mẹ sử dụng các phương thuốc cổ truyền để thay thế (uống nhiều nước, nghỉ ngơi và các biện pháp không dùng thuốc).
Vì thế tốt nhất hãy luôn hỏi bác sĩ hoăc dược sĩ xem một thuốc cụ thể nào đó có an toàn không. Ví dụ, nếu bé bị cảm lạnh cúm hoặc thủy đậu tuyệt đối không cho bé dùng bất kỳ sản phẩm nào có chứa aspirin hoặc các salicylate (bao gồm ibuprofen và Pepto-Bismol), vì chúng có thể gây một chứng bệnh hiếm gặp nhưng chết người là hội chứng Reye.
Trong trường hợp này acetaminophen (Tylenol) là thuốc thay thế an toàn hơn.
Cũng vậy, một số công thức thuốc ho và cảm lạnh có chứa cồn chất mà bác sĩ không khuyên dùng.
Giống như với các thuốc kê đơn, hãy hỏi kỹ bác sĩ những điều sau trước khi ra về:
- Đây là thuốc gì, và để làm gì?
- Thuốc có ảnh hưởng đến những thuốc khác mà bé đang dùng không?
- Bé cần uống thuốc bao nhiêu lần một ngày, và trong thời gian bao lâu?
- Thuốc có thể có những tác dụng phụ gì và những tác dụng phụ gì đáng lo ngại?
- Nếu bé quên mất một liều thì sao?
- Bao lâu sau thì triệu chứng sẽ cải thiện?
- Có loại thuốc gốc nào hiệu quả tương đương mà rẻ tiền hơn không?
Khi mua thuốc hãy xem kỹ trước khi rời khỏi nhà thuốc Đó có phải là thứ thuốc bạn mường tượng không – loại viên nhai mà bác sĩ kê đơn chứ không phải là viên nang? Cũng cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc. Nếu có bất kỳ điều gì chưa rõ? Hãy hỏi dược sĩ hoặc hỏi lại bác sĩ.
Chọn dụng cụ đong thuốc đúng
Các thuốc dạng dung dịch thường đi kèm với cốc, thìa hoặc bơm để đảm bảo bạn cho trẻ uống đúng lượng thuốc đã định. Luôn sử dụng dụng cụ đong đi kèm với thuốc.
Chúng chính xác hơn nhiều so với thìa ăn, có thể rất khác nhau về kích thước và khiến cho việc đong thuốc trở nên không nhất quán và không chính xác. Nếu bị mất dụng cụ đong thuốc, bạn có thể sử dụng dụng cụ đong của một thuốc khác hoặc mua đồ thay thế ở nhà thuốc. (Hãy đảm bảo là dụng cụ mới có đánh dấu đơn vị mà bạn cần, như ml, thìa cà phê hoặc cả hai.)
Cốc đong Dùng cho trẻ lớn có thể uống thuốc bằng cốc mà không bị đổ, những cốc này có đánh số bên cạnh để giúp bạn đổ đúng lượng thuốc cần thiết. Hãy đong thuốc bằng cách đặt cốc trên mặt phẳng ngang tầm mắt.
Thìa đong dụng cụ này trông giống một ống nghiệm có thìa ở đầu và dùng tốt nhất cho những bé có thể uống bằng cốc, nhưng dễ bị đổ ra ngoài. Để thìa ở ngang tầm mắt khi đong thuốc, sau đó cho trẻ uống từ thìa.
Ống nhỏ giọt dành cho những bé chưa uống được bằng cốc. Sau khi đong thuốc với dụng cụ để ngang tầm mắt, hãy nhỏ thuốc vào miệng trẻ thật nhanh vì thuốc có thể bị rớt ra.
Bơm thuốc dụng cụ này cho phép bạn phun thuốc vào phía sau miệng của bé, nơi bé khó nhè ra nhất. Một số bơm thuốc có nắp ở đầu để ngăn không cho thuốc chảy ra. Những nắp này có thể gây sặc, vì thế cần đảm bảo tháo nắp ra trước khi đưa bơm thuốc vào miệng bé.
Nghiên cứu cho thấy các bậc phụ huynh thường đong thuốc chính xác nhất bằng bơm hơn là bằng cốc. Vì thế khi liều thuốc chính xác thực sự là một vấn đề, thì trước tiên hãy đong bằng bơm và sau đó cho thuốc vào cốc, nếu bé thích uống cốc hơn.
Khi nào cần vứt bỏ thuốc cũ?
Nếu bạn cũng giống như rất nhiều phụ huynh khác, thì các loại thuốc cũ và thuốc thừa còn lại sau mỗi đợt bé ốm đang chiếm khá nhiều chỗ trong tủ thuốc. Cần vứt bỏ những gì:
- Hãy vứt hết tất cả những thuốc cũ mà bạn không dùng nữa hoặc đã hết hạn, cộng với những sản phẩm đã lỗi thời như si rô ipecac (không được Hội Nhi khoa Mỹ khuyên dùng), nhiệt kế thủy ngân (có thể vỡ và khiến bé tiếp xúc với thủy ngân), ô xi già (tốt cho giặt tẩy, nhưng xà phòng làm sạch vết thương tốt hơn) aspirin cho trẻ em (có thể gây hội chứng Reye), cùng các thuốc trị ho và cảm lạnh không cần đơn dành cho trẻ dưới 6 tuổi (không được FDA Mỹ khuyên dùng).
- Vứt bỏ tất cả các thuốc kháng sinh cũ. Luôn đi khám bác sĩ nếu bé có những triệu chứng mà bạn nghĩ là cần điều trị kháng sinh Việc bác sĩ nhi khoa sẽ quyết định bé có cần dùng kháng sinh không là rất quan trọng. Dùng kháng sinh khi không cần thiết, dùng sai kháng sinh hoặc dùng sai liều có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
- Củ sắn dây - thức uống giải khát và làm thuốc (Thứ năm, 12:26:08 20/05/2021)
- Nấm linh chi - thuốc bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần (Thứ Ba, 16:30:09 20/04/2021)
- Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà... (Chủ nhật, 16:35:04 18/04/2021)
- Kinh ngạc thứ hay dùng để rửa bát lại là vị thuốc cần... (Thứ Ba, 16:16:05 13/04/2021)
- Tăng cường đề kháng, bổ thận tráng dương nhờ kim anh tử (Chủ nhật, 08:45:07 04/04/2021)
- Thứ quả dân dã giúp làm đẹp da, chữa tóc bạc sớm (Thứ tư, 16:00:09 31/03/2021)
- Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món... (Thứ tư, 08:15:00 24/03/2021)
- Món ăn từ chim cút bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt (Thứ bảy, 16:13:06 20/03/2021)
- Loại rau dại mọc đầy ở các vùng quê với lợi ích không... (Thứ Ba, 16:35:09 09/03/2021)
- Bác sĩ liệt kê 5 sai lầm khi uống collagen phụ nữ thường mắc... (Thứ Hai, 20:25:04 08/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023