4 biện pháp cai nghiện kỳ quặc nhất lịch sử ít người biết đến

Chúng ta đều biết rằng nghiện có liên quan đến những thay đổi thực thể trong não; việc sử dụng rượu hoặc ma túy thường xuyên trong thời gian dài có thể làm thay đổi cách đáp ứng của não bộ. Nghiện là một căn bệnh rất phức tạp cả về thể xác và tinh thần và một liệu pháp phối hợp gồm giải độc, thuốc và liệu pháp hành vi có thể hiệu quả trong việc giúp cai nghiện.

Tuy nhiên, trong quá khứ các bác sĩ thường điều trị cho người nghiện bằng những biện pháp khá là thô bạo mà sau này một số được chứng minh là không hiệu quả.

Biện pháp vắc-xin cồn đã từng được các bác sĩ áp dụng trên người.

Biện pháp vắc-xin cồn đã từng được các bác sĩ áp dụng trên người.

Vắc-xin cồn

Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một số nhà khoa học tin rằng có thể chữa khỏi bệnh nghiện rượu bằng vắc-xin, tương tự như cách được dùng để ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng Lý luận ở đây là nếu người được tiêm vắc-xin có thể chống lại nhiễm trùng nhờ kháng thể thì tại sao lại không thể cai nghiện cho người nghiện rượu bằng những “kháng thể rượu”?

Để thử nghiệm luận điểm này, các nhà khoa học đã cho ngựa uống rượu cho đến khi nghiện rượu, sau đó họ tiêm máu của chúng vào những con ngựa khác với hi vọng nó sẽ giúp ngăn không cho những con ngựa này bị nghiện rượu. Các bác sĩ ở San Francisco đã áp dụng phương pháp này trên người.

Một bài báo ngắn trên tờ New York Medical Journal xuất bản năm 1898 đã mô tả phương pháp điều trị bằng “huyết thanh ngựa”, gọi đây là công trình của bác sĩ Evelyn ở San Francisco, người đã thu huyết thanh từ máu của một con ngựa được tiêm rượu vào người. “Huyết thanh được vô trùng, pha với chloral, đông lạnh và miếng giấy “thấm đẫm dung dịch” sẽ được sấy khô”, bài báo cho biết. Da bệnh nhân sẽ bị rạch và được đắp miếng giấy này sau khi đã làm ẩm bằng nước sôi - một lần một tuần trong 8 hoặc 9 tuần. Cách điều trị này được cho là “không bao giờ thất bại nếu không dùng thuốc an thần hoặc thuốc ngủ”.

Tất nhiên, việc điều trị hoàn toàn không có tác dụng.

Morphin

Tuy có vẻ khá mâu thuẫn nhưng hồi đầu thế kỷ đã có một số ít bác sĩ tin rằng việc cai nghiện rượu hoặc ma túy sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ sự trợ giúp của morphin, một thuốc giảm đau gây ngủ thường được dùng để giảm đau Những bác sĩ này tin rằng việc chuyển từ nghiện rượu hoặc ma túy sang nghiện morphin sẽ tốt hơn cho chức năng của người bệnh. Trong quá khứ, morphin thường được gọi là cồn thuốc phiện. Tất nhiên, bản thân nghiện morphin cũng là một chứng bệnh nặng và cần được điều trị phù hợp.

Ngày nay, methadone thường được dùng để ngăn cảm giác “phê” do các opiate gây ra và để giảm triệu chứng cai. Khi người nghiện dùng methadone, họ có thể sinh hoạt bình thường đồng thời tránh được những cơn thèm ma túy.

Phẫu thuật thùy não

Phẫu thuật thùy não là thủ thuật rất nguy hiểm được thực hiện trên não bệnh nhân, chủ yếu nhằm điều trị bệnh tâm thần Thời hoàng kim của phẫu thuật này diễn ra vào cuối thế kỷ 19 và kéo dài tới những năm 40-50 của thế kỷ trước. Tuy phẫu thuật thùy não chủ yếu được dùng để điều trị bệnh tâm thần, song đôi khi nó cũng được sử dụng để điều trị nghiện  trước khi các nhà khoa học thấy phương pháp này không hiệu quả và nguy hiểm.

Trong những năm gần đây, một số bác sĩ Trung Quốc đã thử áp dụng một thủ thuật tương tự, trong đó họ phá đi những phần của hệ thống “vui sướng” ở não với mục đích cai nghiện. Năm 2004, phương pháp này đã bị Bộ Y tế Trung Quốc cấm sử dụng, mặc dù một số bác sĩ vẫn được phép tiếp tục thực hiện thủ thuật này với mục đích nghiên cứu. Bất chấp việc một nghiên cứu tuyên bố thủ thuật là “phương pháp thành công để làm giảm sự phụ thuộc tâm lý vào các loại ma túy từ thuốc phiện”, nguy cơ có vẻ lớn hơn mọi lợi ích: Một thủ thuật xâm nhập như thế này có thể làm rối loạn cảm xúc và khả năng cảm nhận niềm vui của người bệnh.

Liệu pháp ác cảm

Trong quá khứ, nhiều bác sĩ tin rằng nếu họ có thể khiến người bệnh trở nên “kinh tởm” hoặc ác cảm với thứ ma túy đang dùng thì họ sẽ tránh xa nó. Một số trong những ví dụ kỳ quặc nhất bao gồm cho trái cây thối, máu chuột trũi hoặc cóc nhái sống vào đồ uống và người nghiện rượu sắp uống; hoặc gây nôn theo nhiều cách khác nhau.

Một phiên bản của liệu pháp “ác cảm” này vẫn còn tồn tại cho đến ngày này với tên gọi Disulfiram hay còn được gọi là Antabuse hoặc Antabus. Disulfiram được sử dụng trong liệu pháp cai nghiện rượu để khiến cho người nghiện thấy “phát ốm” mỗi khi thử đụng vào thứ đồ uống này. Disulfiram ức chế một enzym là acetaldehyde dehydrogenase khiến acetaldehyde tích tụ trong cơ thể, gây ra những tác dụng phụ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật