Bé trai 4 tuổi có một tinh hoàn trái ẩn trong ổ bụng
Theo lời mẹ bệnh nhi, ngoài các chức năng đại, tiểu tiện bình thường, từ nhỏ trẻ không thấy có tinh hoàn ở bìu trái. Tuy nhiên, đến đầu tháng 8/2016 gia đình mới đưa trẻ đến khám tại bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí, các bác sĩ khoa Ngoại Thận Tiết niệu khám thấy bìu, tinh hoàn phải bình thường, tuy nhiên trẻ không có tinh hoàn trái ở bìu.
Bệnh nhi được siêu âm Doppler mạch máu bìu bẹn hai bên, bìu trái không có hình ảnh cấu trúc tinh hoàn nằm trong bìu và ống bẹn; chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) ổ bụng không thấy cấu trúc tinh hoàn trái trong ổ bụng. Không thể sử dụng các kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh để xác định, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng để chẩn đoán chính xác hơn cho bệnh nhi.
Qua phẫu thuật nội soi tiếp cận ổ bụng, các phẫu thuật viên xác định tinh hoàn bị ẩn trong ổ bụng, nằm sát lỗ bẹn sâu treo vào thành bụng, kích thước 1,0 x 2,0 cm.
Các bác sĩ đã tiến hành bóc tách và làm dài thêm mạch máu thừng tinh. Tiếp đó phẫu thuật tiếp cận ống bẹn, mở ống phúc tinh mạc, đưa tinh hoàn ra khỏi ổ bụng. Đồng thời, tách thừng tinh khỏi ống phúc tinh mạc làm dài thêm thừng tinh xuống đến bìu, tạo khoang ở bìu và đường hầm đưa tinh hoàn xuống bìu và cố định tinh hoàn.
Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, tinh hoàn ẩn trong ổ bụng của bệnh nhi đã được đưa về đúng vị trí chức năng trong bìu. Sau phẫu thuật sức khỏe bệnh nhi ổn định và được ra viện sau 4 ngày điều trị.
Được biết, tại BV Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận và xử trí nhiều trường hợp tinh hoàn ẩn trong ổ bụng, trong đó có trường hợp người bệnh nam 30 tuổi có tinh hoàn treo cao.
Các bác sĩ cũng cho biết, trước đây, khi chưa phát triển kỹ thuật mổ nội soi, bệnh nhân phải mổ mở, các phẫu thuật viên sẽ phải mở vào ổ bụng để bóc tách mạch máu tinh hoàn, tuy nhiên mổ mở có những hạn chế như đường mổ dài, chăm sóc hậu phẫu cũng vất vả hơn.
Theo các bác sĩ, tinh hoàn ẩn là một dị tật bẩm sinh chiếm khoảng 3% ở trẻ sơ sinh nam đủ tháng và có thể lên đến 30% ở trẻ sinh thiếu tháng.
Trường hợp người bệnh có tinh hoàn ẩn trong ổ bụng, xu hướng mổ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng teo tinh hoàn và biến chứng ung thư (20% tinh hoàn trong ổ bụng ở người trưởng thành có biến chứng ung thư); nếu để tình trạng này kéo dài ở trẻ em tinh hoàn sẽ mất dần chức năng...
Vì vậy khi phụ huynh thấy trẻ nam không có tinh hoàn trong bìu hay các bất thường khác liên quan, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khám, theo dõi và điều trị kịp thời để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
- Liệt kê 10 lí do khiến các bà mẹ muốn ở nhà chăm con (Chủ nhật, 16:05:09 02/08/2020)
- Âm nhạc: Không chỉ giúp giải trí mà còn là liều thuốc diệu... (Thứ sáu, 16:35:01 31/07/2020)
- Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin Bạch hầu - Ho gà... (Thứ năm, 16:06:05 30/07/2020)
- "Gu" đàn ông của phụ nữ của từng độ tuổi (Thứ Ba, 00:33:08 07/07/2020)
- Tổng kết ý nghĩa của 6 loại ác mộng phổ biến nhất (Thứ năm, 17:00:01 28/02/2019)
- 7 quái vật kinh dị có thể "tung tăng" trong cơ thể bạn (Thứ năm, 16:10:03 28/02/2019)
- Kiểm tra "chất lượng" đi vệ sinh để đảm bảo sức... (Thứ năm, 15:40:01 28/02/2019)
- Nâng mũi bằng kẹp: Đẹp đâu chẳng thấy chỉ thấy hại! (Thứ tư, 11:20:02 27/02/2019)
- Sưởi ấm bằng than: Đừng đùa giỡn với tính mạng! (Thứ tư, 09:10:01 27/02/2019)
- Những sự thật về "hóa chất hạnh phúc" dopamine bạn... (Thứ tư, 08:30:06 27/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023