Bị biến chứng nặng do rắn độc cắn nếu không được cấp cứu kịp thời

Khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận một bệnh nhân 8 tuổi ở Bình Thuận được chuyển đến trong tình trạng sốt cao, vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc, da xanh xao, tay trái sưng to đến vùng vai, nhiều vùng hoại tử. Qua khai thác bệnh sử, được biết, em đang đi chơi ở ngoài sân thì bị rắn cắn. Do kinh tế khó khăn nên người nhà không đưa em đến BV ngay mà đưa đến thầy lang gần nhà đắp thuốc từ lá cây nhưng không đỡ nên ngày hôm sau vội đưa đến bệnh viện thì tình trạng của em đã rất nặng. Sau khi thăm khám và mô tả nhận dạng con rắn, các bác sĩ khẳng định đây là trường hợp do rắn chàm quạp cắn và có biến chứng nặng như rối loạn đông máu, nhiễm trùng nhiễm độc nặng, nếu không cứu chữa kịp thời thì có khả năng tử vong. Sau thời gian được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn, huyết tương tươi, tiểu cầu, máu, kháng sinh và ôxy cao áp, em đã qua giai đoạn nguy hiểm và đang dần bình phục.

Rắn chàm có nọc độc gây rối loạn tiểu cầu

Rắn chàm có nọc độc gây rối loạn tiểu cầu

Sơ cấp cứu bị rắn cắn

Các triệu chứng thường thể hiện rõ ngay sau khi bị rắn cắn nên việc quan sát nạn nhân là cực kỳ quan trọng.

- Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công, tất cả đều hữu ích.

- Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc đọc đến tim nhanh hơn.

- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu trừ khi chúng ta biết chắc loài rắn đã cắn có nọc độc tác động đến thần kinh.

- Nới lỏng quần áo của nạn nhân và nếu cần thiết có thể cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.

- Cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu bệnh nhân thở nhanh > 30 lần/phút, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay. Vì nguyên nhân tử vong hàng đầu là suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, nên nếu không được hô hấp nhân tạo kịp thời, có thể bệnh nhân sẽ chết trước khi đến được bệnh viện

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật