Giun sán: Kí sinh trùng ăn mòn cơ thể nên chú ý ngay

Tẩy giun 6 tháng 1 lần hoặc nuôi dưỡng chúng trong cơ thể như một em bé?

Nhiễm giun là bệnh thường gặp nhưng ở mức độ nhẹ nên nhiều người nghĩ chỉ cần uống thuốc tẩy giun là đủ. Nhưng nếu để giun sán ký sinh quá lâu và sinh sôi phát triển trong cơ thể sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

1. Rùng mình những ‘pha’ nhiễm giun sán

Một bà mẹ ở Mỹ muốn con gái có thân hình thon gọn để tham gia một cuộc thi sắc đẹp đã cho con uống một viên thuốc dính đầy trứng sán. Cô gái phải vào viện với một khối sán lớn trong bụng và nôn hết chúng ra sau khi uống thuốc

Mới đây nhất, một người đàn ông ở Trung Quốc nghiện món sushi đã phải đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân ngứa ngáy khắp cơ thể. Kết quả cho thấy rằng ông bị sán dây làm tổ khắp người do ăn quá nhiều cá và thịt chưa nấu chín kiểu Nhật.

Ở Việt Nam, rất nhiều trường hợp phải vào viện vì nhiễm giun sán. Một trường hợp ở Hà Nội bị nhiễm ấu trùng sán lươn bị sụt 13 kg, xuất hiện những đường ngoằn nghèo dưới da do ăn hàu sống và tôm sống tái mù tạt Một bệnh nhi 12 tuổi ở Tp Hồ Chí Minh bị viêm não do nhiễm loại ký sinh trùng từ ốc do thường ăn các món ốc nướng, luộc tái. Ở Quảng Nam, các bác sĩ đấy lấy ra khoảng 300 con giun trong cơ thể bé trai 12 tuổi.

2. Nguồn nhiễm giun sán

- Thủy, hải sản tái, tươi sống: Nhiều người có sở thích ăn ốc tái chanh vô cùng nguy hiểm. Ốc là môi trường tốt dể giun sán ký sinh, dù ngay cả luộc chín cũng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi chưa loại bỏ hoàn toàn trứng, ấu trùng. Khi ăn ốc tái, người ăn trực tiếp đưa giun sán vào trong cơ thể sinh sôi nảy nở. Không ít trường hợp phải nhập viện vì món này.

Hải sản tái cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm giun không kém. Hàu sống, tôm sống tái mù tạt là sở thích của nhiều quý ông. Ấu trùng sán lươn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Đây là một trong những loại giun ký sinh ở người nguy hiểm nhất.

- Rau sống: Không chỉ gây một số bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy kiết lị thương hàn rau sống còn là nơi trú ngụ của rất nhiều ấu trùng các loại giun kí sinh. Dù có rửa sạch hay ngâm muối thì vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn

- Thịt tái: thịt bò tái là món ăn yêu thích của nhiều người. Có nhiều món chế biến với thịt bò cũng chỉ làm tái. Ít người biết rằng trong thịt bò, lợn có thể có ấu trùng sán dải bò, giun xoắn. Nếu nấu chín, các loại ấu trùng này sẽ bị chết, nhưng cách chế biến phổ biến lại là làm tái nên không thể loại bỏ hoàn toàn ấu trùng, khả năng nhiễm giun sán qua đường ăn uống là rất cao.

- Ngoài một số loại thức ăn, ấu trùng giun có thể xâm nhập vào cơ thể qua nước uống. Những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, không được xử lý mà uống trực tiếp sẽ dẫn đến khả năng bị nhiễm giun.

- Chơi đùa với thú nuôi, động vật cũng có thể nhiễm giun bởi động vật là là vật chủ cho các loại ký sinh này. Nhất là trẻ em hay chơi đùa, ôm ấp, thậm chí hôn hay ăn cùng chó mèo vì trẻ còn quá nhỏ để ý thức được.

Rau sống còn là nơi trú ngụ của rất nhiều ấu trùng các loại giun kí sinh

Rau sống còn là nơi trú ngụ của rất nhiều ấu trùng các loại giun kí sinh

- Ấu trùng giun còn có khả năng xâm nhập cơ thể qua da, nhất là những vùng da hở, đang bị xước xát hoặc bị thương. Những người đi làm đồng ruộng hoặc trẻ em nghịch bẩn có nguy cơ bị nhiễm giun sán rất cao.

3. Nhiễm giun sán nguy hại tới cơ thể

- Chiếm chất dinh dưỡng cơ thể: Nhiều người, đặc biệt là trẻ em ăn nhiều mà không thấy béo, thấy lớn. Đó là do chất dinh dưỡng được đưa vào đã bị ký sinh trùng giun sán chiếm đoạt. Một số loại giun còn có dùng máu của vật chủ để nuôi sống nó nên nhiều người còn xảy ra tình trạng thiếu máu

- Gây dị ứng: Nhiều người bị nhiễm giun cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Ấu trùng giun xoắn có thể khiến người bị nhiễm dị ứng nặng, sốt cao phù nề

- Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập: Ấu trùng giun xâm nhập cơ thể qua da có thể gây mẩn ngứa mẩn đỏ. Các vết mẩn đỏ lan rộng, có thể dẫn đến viêm da tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn ấu trùng khác đi vào.

- Nguy hiểm nhất là khi giun sán ký sinh ở một số vị trí quan trọng trong cơ thể, gây tắc nghẽn viêm loét ở não gan phổi đường hô hấp Trong các trường hợp này nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể mất mạng. Rất nhiều trường hợp phải đến bệnh viện để lấy ra một vài kg giun trong cơ thể.

Những người phải nhập viện vì giun sán thường có biểu hiện nôn, sốt cao đau bụng dữ dội tiêu chảy chán ăn sút cân tinh thần giảm sút thiếu máu Nếu vào viện kịp thời, người bệnh sẽ được điều trị sớm để lấy giun ra ngoài, tẩy kí sinh trùng, bù nước điện giải, bổ sung dinh dưỡng Việc điều trị giun sán không quá phức tạp nhưng cũng gặp khó khăn nếu giun làm tổ ở những bộ phận quan trọng trong cơ thể. Vì thế, tốt nhất là nên phòng tránh nhiễm giun.

4. Phòng tránh nhiễm giun

- Nhiễm giun thường xảy ra ở những nơi điều kiện vệ sinh kém, bẩn, ẩm thấp. Vì vậy vệ sinh môi trường sống là điều cần thiết. Nhất là ở vùng khí hậu nhiệt đới như nước ta rất có điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sinh sôi và phát triển.

- Ăn chín uống sôi là nguyên tắc bắt buộc. Ấu trùng sẽ chết khi ở nhiệt độ cao. Không ăn đồ tái, sống, không rõ nguồn gốc. Rửa sạch sẽ đồ ăn trước khi chế biến

- Tẩy giun đều đặn 6 tháng 1 lần.

- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Không để móng tay móng chân vì đó là ‘nhà’ của trứng, ấu trùng giun lúc nào cũng sẵn sàng vào cơ thể khi tay cầm thức ăn.

- Một người trong nhà bị nhiễm giun thì phải tổng vệ sinh toàn bộ nhà cửa, quần áo người bị phải phơi nắng, giặt giũ sạch sẽ để diệt trứng giun.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật