Bí kíp tự điều khiển giấc mơ không phải ai cũng biết

Chỉ bằng việc dùng đồng hồ báo thức, chúng ta có thể trở thành “bá chủ” và nhớ y nguyên diễn biến giấc mơ vì tự tạo ra được “lucid dream”.

“Lucid dream” (giấc mơ sáng suốt hay mơ tỉnh) là giấc mơ mà trong đó người mơ biết rằng mình đang mơ. Do vậy, họ có thể kiểm soát các sự kiện hoặc điều khiển những gì xảy ra trong mơ cũng như nhớ được diễn biến.

Nói cách khác, giấc mơ sáng suốt giống như việc bạn được trở thành đạo diễn kiêm diễn viên chính cho một bộ phim Hollywood của riêng mình vậy. 

Bằng cách dùng chức năng báo thức, người ta dễ có giấc mơ sáng suốt hơn

Bằng cách dùng chức năng báo thức, người ta dễ có giấc mơ sáng suốt hơn

Người ta ước tính chỉ có khoảng 20% người may mắn sở hữu giấc mơ sáng suốt (ít là mỗi tháng 1 lần). Còn đối với phần còn lại của thế giới, nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Dreaming gợi mở ‘bí kíp luyện mơ tỉnh’ khá đơn giản. Theo đó, chỉ cần sử dụng chức năng báo thức của đồng hồ thì việc điều khiển giấc mơ chỉ còn là chuyện nhỏ. 

Khi tạo được giấc mơ sáng suốt, con người có thể thiết kế giấc mơ theo ý mình

Khi tạo được giấc mơ sáng suốt, con người có thể thiết kế giấc mơ theo ý mình

Bethan Smith và Mark Blagrove từ đại học Swansea khảo sát 84 người gồm 44 phụ nữ 39 đàn ông từ 18 - 75 tuổi. Trong đó, 23 người nói rằng họ chưa bao giờ có giấc mơ sáng suốt. Phần còn lại thì đưa ra mức độ thường xuyên mơ kiểu này không giống nhau trên thang tính 7 điểm (từ hơn 1 lần/năm cho đến 4 - 7 đêm/tuần).

Theo đó, 12 người tham gia dự án tiết lộ họ có ít hơn 1 giấc mơ sáng suốt mỗi năm, trong khi 5 người tham gia cho biết họ có 4 -7 giấc mơ như vậy mỗi tuần.

Một trong những phát hiện thông qua khảo sát này là mối tương quan giữa tần số giấc mơ sáng suốt và số lần họ nhấn nút ngừng trên đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng.

Những người dùng chức năng báo thức của đồng hồ đều thông báo có giấc mơ sáng suốt nhiều hơn người chưa từng dùng báo thức.

Các nhà khoa học cảnh báo, đây mới chỉ là nghiên cứu ban đầu nên chúng ta còn cần thận trọng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu giải thích rằng khảo sát này vẫn có ý nghĩa lý luận: bằng cách dùng chức năng báo thức lặp đi lặp lại, người ta dễ có giấc mơ sáng suốt hơn.

Việc này được lý giải như sau: khi giấc ngủ bị ngắt quãng (ở đây là dùng báo thức), thì dường như người mơ quay lại ngay giấc ngủ REM (giấc ngủ sâu). Đây chính là khi giấc mơ sáng suốt bắt đầu. Tóm lại, việc gián đoạn giấc ngủ bằng báo thức đã xóa mờ ranh giới giữa khi ngủ và khi thức khiến bộ não của bạn sẽ được dựng dậy trong giấc mơ, tạo ra “lucid dream”.

Việc dùng đồng hồ báo thức để tạo ra khả năng tự làm bá chủ giấc mơ kiểu này có phần tương đồng với kỹ thuật Wake-Back-To-Bed (kỹ thuật trở lại giấc ngủ). Đối với Wake-Back-To-Bed, cũng có phần lập lịch báo thức nhưng là trước 1 giờ đồng hồ so với giờ bạn thường thức dậy và làm sao để cố tập trung vào phần sáng suốt còn sót lại khi tiếp tục rơi vào giấc ngủ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật