Mối nguy hại khi mặt đường chảy nhựa ngày nắng nóng

Nhựa đường chảy có thể làm bỏng vùng da tiếp xúc, khí độc trong nhựa đường cũng có thể gây ngộ độc.

Cả nước đã trải qua nhiều đợt nắng nóng kéo dài, xác nhận mức nhiệt kỉ lục. Nắng nóng không chỉ làm mặt đường hầm hập mà còn khiến nhựa đường rải trên nhiều tuyến đường bị tan chảy như quốc lộ 18A đoạn Uông Bí – Hạ Long (Quảng Ninh), đường Nguyễn Du (phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh), Nghệ An… Nhựa đường chảy gây nhiều ảnh hưởng xấu cho phương tiện giao thông và sức khoẻ con người.

Cản trở giao thông

Nhựa đường chảy bám vào bánh xe khiến phương tiện gặp khó khăn trong việc di chuyển. Nếu nhựa chảy ra một khoảng rộng, người bị dính vào phải mất nhiều công để có thể thoát khỏi cái 'bẫy dính' này. Khi dính vào bánh xe, nhựa có thể lan sang một số bộ phận khác, khi đông cứng, nó làm các bộ phận hoạt động kém, dễ hỏng hóc. Nguy hiểm hơn, nếu không chắc tay lái, người điều khiển có thể va quệt hoặc tự ngã, gây thương tích cho cơ thể.

Bạn có thể phải mất thêm tiền để thay thế lốp hoặc các bộ phận bị nhựa đường bám vào.Với người đi bộ, việc giày dép bị nhựa đường bám loang lổ không chỉ gây khó chịu mà dễ làm hỏng chúng. Ngoài ra, trong lúc cố gắng khắc phục sự cố từ nhựa đường chảy, bạn sẽ phải chịu nhiều tác động xấu từ cái nắng oi ả, thậm chí có thể gây ra cảm nắng sốc nhiệt … Vì vậy, hãy quan sát cẩn thận khi di chuyển qua các đoạn đường có dải nhựa, nếu phát hiện một vùng lớn bị loang nhựa, bạn nên tránh đi qua.

Khả năng gây bỏng

Trẻ em phát hiện nhựa đường chảy thường thích chạy ra nghịch cùng nhau. Tuy nhiên, việc này rất dễ gây bỏng cho các em nhỏ. Nhựa đường tan chảy có nhiệt độ khá lớn, khi dính vào da có thể khiến bỏng rát. Ngoài ra, do khó bóc, người bị bỏng nhựa đường thường gặp khó khăn trong việc điều trị. Với các em nghịch dại, nhựa đường có thể rơi vào tóc gây dính; rơi vào mắt có thể gây mù loà,…  Vì thế, người lớn cần để ý, không để trẻ chơi với nhựa đường, tránh việc dùng nhựa đường chảy để chơi đùa hay doạ nạt bạn khác.

Nguy cơ ngộ độc

Các chất độc như keo công nghiệp, hydrocarbon, dung môi công nghiệp,…  không chỉ có trong nhựa đường mà còn ở cả khí của nhựa đường. Người hít phải lượng khí độc lớn sẽ gây ra ngộ độc, tuỳ vào mức độ, triệu chứng có thể là đau đầu buồn nôn chóng mặt … Ở mức nặng nội tạng nạn nhân bị tổn thương, dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm, nan y.  Vì vậy, khi tiếp xúc với những đoạn đường có dài nhựa, người đi đường nên bịt khẩu trang. Những công nhân lao động với nhựa đường cần trang bị khẩu trang, đồ bảo hộ,… cẩn thận để tránh những tình huống xấu.

Khả năng dị ứng, ung thư

Không phải cơ địa của ai cũng phù hợp với nhựa đường, một số trường hợp da bị dị ứng do những thành phần hoá chất lạ trong nhựa đường. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc thường xuyên với nhựa đường có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da,… Vì vậy, bạn cần hạn chế việc tiếp xúc với những đoạn đường chảy nhựa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật