Những mối nguy hiểm mà bạn không thể lường được từ pin điện thoại

Ngày nay, điện thoại trở thành một vật dụng bất ly thân với chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều điện thoại trong ngày phát sinh không ít những rủi ro, trong đó những nguy cơ từ pin cũng đáng để chúng ta lưu tâm.

1. Những công nghệ pin phổ biến hiện nay

Dưới đây là 3 loại pin chính mà tất cả các loại điện thoại ngày nay đều đang sử dụng.

- Pin Li-Ion (Lithium Ion): Đây là loại pin được sử dụng phổ biến nhất trên các loại điện thoại. So với những loại pin cũ như NiCd, NiMh thì pin Li-ion có khả năng tạo ra nguồn năng lượng mạnh mẽ hơn nhiều. Loại pin này mang nhiều ưu điểm, cả về dung lượng, thời gian sử dụng và kích thước.

Do pin Li-iOn không có hiệu ứng nhớ nên bạn có thể sạc lúc nào cũng được. Tuy vậy tuổi thọ của pin sẽ bị giảm dần nếu thường xuyên để trong môi trường nhiệt độ cao. Bên cạnh đó tuổi thọ pin cũng bị ảnh hưởng bởi số chu trình nạp – xả.

- Pin LiPo (Lithium Polymer) là loại pin khá phổ biến nhờ dung lượng pin cao và có thể mang sản xuất theo nhiều hình dạng khác nhau. Pin LiPo nhẹ hơn và dẻo hơn so với pin Li-ion. Giống như pin Li-ion, pin Lipo cũng có khả năng sạc bất cứ lúc nào mà không lo bị chai. Tuy nhiên pin Li-Po 1f còn tồn tại một vài nhược điểm như điện trở nội lớn, tuổi thọ không cao và thời gian sạc lâu.

- Pin Lithium-ion polymer (hay LiPo lai) là loại pin sử dụng nhiều trong năm 2014. Riêng pin Lipo lai khá mỏng và có thể mang nhiều hình dáng đặc biệt, thích hợp cho những smartphone nguyên khối và các thiết bị giải trí, cầm tay.

Mặc dù loại pin này không nguy hiểm như pin Li-ion nhưng nó vẫn có thể bắt lửa và cháy nổi nếu như sạc không đúng điện áp hay bị chọc thủng. Vì vậy bạn cần tránh ngay 5 lầm tưởng thường gặp khi sạc pin điện thoại.

Với thời đại Smartphone như hiện nay, bạn đã từng nghĩ mình có thể sống tốt mà thiếu chiếc điện thoại không? Câu trả lời là rất khó khăn vì điện thoại dường như đã trở thành một phần của cuộc sống không thể tách rời. Tuy nhiên công nghệ càng hiện đại thì càng xuất hiện nhiều hiểm họa rình rập đến sức khỏe tính mạng và cả môi trường sống. Gần đây liên tục có các trường hợp tử vọng viên quan đến smartphone mà pin là thủ phạm chính.

Trong điện thoại, pin là một bộ phận không thể thiếu. Mặc dù công nghệ pin ngày càng phát triển nhưng những mối nguy hiểm chết người từ pin vẫn luôn tồn tại.

2. Những mối nguy hiểm chết người từ pin điện thoại

Do nhu cầu sử dụng và giải trí trên điện thoại ngày càng nhiều nên các nhà sản xuất cũng phải tăng dung lượng pin để thích ứng. Vì thế, các thành phần trong pin sẽ có hiệu suất hoạt động ngày càng cao gây nên một mối nguy hiểm đối với người dùng. Thực tế không có những báo cáo cụ thể về tác hại của pin vì đều đã được gộp chung vào danh sách những tác hại của điện thoại đến sức khỏe con người nhưng bạn cũng cần biết rằng những viên pin tuy nhỏ nhưng có thể gây ra những hậu quả lớn.

- Nguy cơ cháy, nổ

Pin Lithium có đặc điểm dễ hấp thụ phần nhiệt tỏa ra bởi các linh kiện điện thoại và hấp thụ cả chất ẩm, tạo thành axit. Chính loại axit này sẽ ăn mòn dần hai tấm cathode và anode bên trong pin và thải ra phần khí gas gây ảnh hưởng trực tiếp với người sử dụng. Ngoài ra, đây cũng là lý do tại sao pin lithium-ion khi ở trong môi trường nhiệt độ quá cao rất dễ tự bốc cháy và phát nổ.

Loại pin Lipo lai mới có khả năng giảm hấp thụ nhiệt nhưng không phải chiếc điện thoại thông minh nào cũng được trang bị, do vậy nguy cơ cháy nổ vẫn luôn tiềm tàng, đe dọa đến sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng của người dùng.

Biện pháp tốt nhất là bạn đừng nên chơi game hay sử dụng những ứng dụng nặng trong khi đang sạc vì sẽ khiến máy trở nên rất nóng và làm tăng nguy cơ bị cháy nổ. Trường hợp chiếc Galaxy S4 phát nổ gần đây ở tại bang Taxas (Hoa Kỳ) được tìm hiểu có nguyên nhân là do chủ nhân chiếc smartphone này để để điện thoại ở dưới gối trong khi sạc. Do vậy, bạn cũng đừng nên trùm gối, chăn lên điện thoại của mình khi đang sạc vì sẽ khiến máy trở nên nóng hơn nhiều đó. Tốt nhất trước khi sử dụng, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn cách sạc pin điện thoại trước khi bắt đầu sử dụng điện thoại nhé!

Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng khuyến cáo người sử dụng không nên tiếp xúc với điện thoại đang sạc khi tay bị ướt, không dùng điện thoại khi ở môi trường dễ cháy nổ và luôn đảm bảo điện thoại được kết nối với nguồn điện phù hợp….

- Các chất độc trong pin thải loại

Nhiều người thường vứt pin không còn khả năng sử dụng như những loại rác sinh hoạt hoặc còn lấy làm đồ chơi cho trẻ em mà không biết rằng những viên pin đó vẫn mang nhiều hiểm họa đến sức khỏe và môi trường.

Các loại pin cũ sinh ra chất Cadimum. Đây là chất có thể hấp thụ thông qua da và gây nên các bệnh về thận Đồng thời Niken sẽ thấm sâu vào lòng đất gây nguy hiểm khôn lường đối với hệ sinh thái và cuộc sống con người. Ngay cả loại pin lithium-ion được đánh giá là ít chất độc hại cũng có thể gây ra các bệnh về mắt, mũi, miệng nếu có sự tiếp xúc trực tiếp.

- Ô nhiễm môi trường

Đây là vấn đề khá rõ ràng vì pin có chứa thành phần toàn là những chất rất độc hại. Graphite (than chì) có trong pin Li-ion có thể gây ô nhiễm không khí nước ngay từ giai đoạn khai thác.

Cho dù điện thoại là vật bất ly thân đối với con người trong cuộc sống hiện đại nhưng bạn hãy là người sử dụng thông minh, nên trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh nhé!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật