Vì sao một số người lại có thể trở nên gắt gỏng khi đói bụng?
Bạn đã bao giờ cáu gắt, giận dữ với một ai đó khi đói? Hoặc có ai đó cáu giận với bạn khi họ đói? Nếu từng như vậy, chứng tỏ bạn đã trải qua 'cơn đói' (là sự kết hợp của đói và tức giận). Đây được tạm hiểu là hiện tượng một số người trở nên gắt gỏng và nóng nảy khi phải đợi quá lâu để được ăn.
Sinh lý học của cơn đói
Các chất đường, đạm và chất béo có trong tất cả mọi thứ bạn ăn được chuyển hóa thành loại đường đơn (glucose), các a-xít amin và a-xít béo tự do. Các dưỡng chất này đi vào máu tới các cơ quan, mô và để tạo năng lượng.
Khi thời gian trôi đi sau bữa ăn cuối cùng lượng chất dinh dưỡng trong máu sẽ bắt đầu giảm. Nếu đường huyết giảm đến một mức độ nào đó, não sẽ xem đó như một tình huống đe dọa tính mạng. Bạn có thể thấy, không giống như hầu hết các cơ quan khác và các mô trong cơ thể có thể sử dụng nhiều loại chất dinh dưỡng để duy trì chức năng, não bộ của bạn đặc biệt phụ thuộc vào glucose để có thể thực hiện chức năng của mình.
Bạn có thể nhận thấy sự phụ thuộc của não bộ đối với glucose, những điều đơn giản có thể trở nên khó khăn khi bạn đói và mức đường huyết suy giảm. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy khó tập trung hoặc mắc những sai lầm ngớ ngẩn. Hay bạn có thể thấy lời nói trở nên lộn xộn hoặc níu lưỡi.
Một điều khác có thể trở nên khó khăn hơn khi bạn đói đó là hành vi ứng xử trong phạm vi tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, như không cáu gắt với mọi người.
Sự tức giận vì đói được giải thích dưới góc độ khoa học (Ảnh: Internet)
Mức đáp ứng khác nhau của cơ thể
Bên cạnh việc giảm nồng độ đường huyết, một lý do khác mà mọi người có thể trở nên cáu gắt khi đói là do phản ứng điều tiết glucose. Hiện tượng này được giải thích như sau:
Khi nồng độ glucose trong máu giảm xuống tới một mức độ nào đó, não bộ sẽ gửi tín hiệu đến một số cơ quan trong cơ thể để tổng hợp và giải phóng các hoóc-môn làm tăng lượng đường trong máu.
Trong thực tế adrenaline là một trong những hoóc-môn chính vào dòng máu với đáp ứng 'chiến đấu hay bỏ chạy' đối với những sợ hãi bất ngờ, như khi bạn nhìn thấy, nghe thấy hoặc thậm chí nghĩ rằng thứ gì đó đang đe dọa sự an toàn. Cũng như bạn có thể hét to lúc giận dữ với một ai đó khi có sự đấu tranh trong suy nghĩ: 'chiến đấu hay bỏ chạy'. Sự dư thừa adrenaline mà bạn có trong phản ứng điều tiết glucose có thể thúc đẩy một phản ứng tương tự.
Nhu cầu tự nhiên và sự nuôi dưỡng
Một lý do khác khiến đói liên quan với sự giận dữ là do cả hai đều được kiểm soát bởi các gen chung. Sản phẩm của một gen như vậy là chất peptide thần kinh Y, một hóa chất tự nhiên của não được giải phóng vào não khi đói. Nó kích thích hành vi thèm ăn bằng cách tác động vào một loạt các thụ thể trong não, trong đó có một thụ thể gọi là thụ thể Y1.
Bên cạnh việc hoạt động trong não bộ để kiểm soát cơn đói, chất peptide thần kinh Y và thụ thể Y1 cũng điều hòa sự giận dữ hay hung hăng. Để lý giải điều này, những người có mức peptide thần kinh Y trong dịch não tủy cao thường thấy hung hăng ở mức cao.
Có rất nhiều con đường có thể khiến bạn dễ bị tức giận khi đói. Cơn đói chắc chắn là một cơ chế sinh tồn đối với con người và các động vật khác cũng vậy.
Tâm lý là 1 yếu tố gây tức giận khi đói (Ảnh: Internet)
Trong khi nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới cơn đói, yếu tố tâm lý cũng đóng một vai trò. Ví dụ văn hóa ảnh hưởng đến việc bạn thể hiện bằng lời nói gây hấn trực tiếp hoặc gián tiếp.
Và vì chúng ta đều khác nhau trong tất cả các yếu tố, nên sẽ có sự khác biệt trong cách giận dữ mà mỗi người biểu hiện ra ngoài khi đói.
Đối phó với cơn đói một cách khôn ngoan
Cách dễ nhất để xử lý cơn đói là ăn một cái gì đó trước khi bạn cảm thấy không thể chịu đựng được. Các loại thức ăn nhanh như sô-cô-la và khoai tây chiên nếu bạn ăn khi đang quá đói sẽ làm tăng lượng đường huyết, rồi sau đó lại giảm chúng xuống nhanh chóng.
Cuối cùng, hãy dừng ngay công việc nếu cảm thấy bị đói. Hãy nghĩ tới những thực phẩm tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng giúp thỏa mãn cơn đói càng lâu càng tốt mà không khiến bạn dư thừa 1 chút calo nào.
- Liệt kê 10 lí do khiến các bà mẹ muốn ở nhà chăm con (Chủ nhật, 16:05:06 02/08/2020)
- Âm nhạc: Không chỉ giúp giải trí mà còn là liều thuốc diệu... (Thứ sáu, 16:35:02 31/07/2020)
- Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin Bạch hầu - Ho gà... (Thứ năm, 16:06:02 30/07/2020)
- "Gu" đàn ông của phụ nữ của từng độ tuổi (Thứ Ba, 00:33:03 07/07/2020)
- Tổng kết ý nghĩa của 6 loại ác mộng phổ biến nhất (Thứ năm, 17:00:04 28/02/2019)
- 7 quái vật kinh dị có thể "tung tăng" trong cơ thể bạn (Thứ năm, 16:10:07 28/02/2019)
- Kiểm tra "chất lượng" đi vệ sinh để đảm bảo sức... (Thứ năm, 15:40:07 28/02/2019)
- Nâng mũi bằng kẹp: Đẹp đâu chẳng thấy chỉ thấy hại! (Thứ tư, 11:20:07 27/02/2019)
- Sưởi ấm bằng than: Đừng đùa giỡn với tính mạng! (Thứ tư, 09:10:02 27/02/2019)
- Những sự thật về "hóa chất hạnh phúc" dopamine bạn... (Thứ tư, 08:30:06 27/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023