Bồ hòn thanh nhiệt, giải độc bạn không nên bỏ lỡ trong mùa hè này

Trong dân gian thường có những câu cửa miệng như “Ngậm bồ hòn làm ngọt”, thực tế bồ hòn rất đắng. Bồ hòn còn gọi vô hoạn, bòn bòn (Sapindus saponaria L.). Bộ phận dùng là vỏ quả, hạt, lá, rễ, vỏ rễ. Theo đông y:

Vỏ quả bồ hòn trị hầu họng sưng đau bệnh bạch hầu viêm amidan viêm khí quản hoviêm dạ dày ruột cấp tính ăn không tiêu cảm mạo sốt cao. Liều dùng chung 1-3 quả, tương đương 3-9g, dưới dạng thuốc  bột, sắc, rượu;

Rễ bồ hòn vị đắng, tính mát. Có tác dụng: thanh nhiệt giải độc, hóa đàm, tán ứ. Trị cảm mạo sốt cao, ho suyễn. Liều dùng chung: 12-16g dưới dạng thuốc sắc;

Vỏ rễ bồ hòn lương huyết, giải độc. Trị mụn nhọt viêm khí quản, ho gà, trúng độc cá nóc. Liều dùng chung 6-9g; Lá bồ hòn vị đắng, tính hàn, trị ho gà; dùng ngoài đắp nơi côn trùng cắn. Liều dùng chung: 6-9.

Một số cách dùng bồ hòn trị bệnh:

Trị viêm họng, nhiều đờm, viêm amidan, ho, nuốt đau: vỏ quả bồ hòn đồ chín, phơi khô, tán bột mịn. Dùng một ít bột này thổi vào họng hoặc lấy tăm bông sạch chấm một chút bột, bôi vào cuống lưỡi. Hoặc lấy vỏ quả, rửa sạch, phơi khô, nhấm và nuốt ít một; cũng có thể lấy vỏ quả sắc lấy nước, uống nhiều lần trong ngày.

Trị cảm mạo, sốt cao, ho, khó thở: có thể dùng rễ bồ hòn sắc uống.

Trị lỵ, đi tiểu ra máu, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt: vỏ quả đã được chế biến sắc uống.

Trị ho gà: dùng lá sắc uống.

Chữa hôi miệng, sâu răng, đau răng: hạt bồ hòn giã nát, thêm nước sạch, trộn đều, vắt lấy dịch này mà súc, ngậm một lúc thì nhổ đi; làm nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy chút bột chế theo cách trên chấm vào nơi răng đau

Chữa ghẻ, lở, hắc lào: vỏ quả bồ hòn phơi khô, đem nấu trong dầu lạc Lấy dịch dầu, thêm bột diêm sinh (lưu huỳnh) và bột hạt củ đậu đã tán mịn quấy đều được dạng hồ nhão. Rửa sạch nơi bị bệnh, lau khô, bôi thuốc hồ vào.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật