Cùng chuyên gia tìm hiểu về nguy cơ mắc bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy thường gặp ở nam giới hơn nữ giới, tuổi thường gặp trên 60.

Bệnh bạch cầu thường được gọi với cái tên khác là ung thư máu, là một loại ung thư ác tính.
căn bệnh này là hiện tượng tế bào bạch cầu trong trong cơ thể người tăng đột biến. Do đó, bệnh còn có tên là bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng).

Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ phát triển lấn át các loại tế bào máu khác như hồng cầu tiểu cầu Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u (ung bướu).

Bạch cầu cấp dòng tủy thể M2 thường thấy có sự chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể số 8 và nhiễm sắc thể số 21 ở hầu hết những bệnh nhân.

ThS. Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học dự phòng Quân đội cho biết: 'Nhìn chung bệnh bạch cầu cấp là một bệnh nghiêm trọng không phải là bệnh truyền nhiễm do không lây từ người này sang người khác, không phải là bệnh di truyền nhưng người ta thấy yếu tố gia đình được xem là một yếu tố nguy cơ.

Tuy nhiên, một người bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có thể có nhiều yếu tố nguy cơ, nhưng cũng có người bệnh không tìm thấy yếu tố nguy cơ nào. Ngay cả khi một người có nhiều yếu tố nguy cơ thì cũng không thể cho rằng những nguy cơ đó có thực sự là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý hay không'.

Mới đây, trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Israel tại ĐH Haifa mới được công bố trên tờ JAMA Pediatrics nêu mối liên quan giữa việc bú sữa mẹ với khả năng giảm thiểu nguy cơ bệnh bạch cầutrẻ em

Trẻ có bú sữa mẹ không tính đến thời gian cụ thể có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu giảm 11% so với trẻ không được bú mẹ. Về khả năng bảo vệ chống lại bệnh bạch cầu, nhóm nghiên cứu giải thích rằng sữa mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ do chứa đựng những thành phần hoạt tính phù hợp với hệ miễn dịch và cơ chế bảo vệ kháng viêm. Sữa mẹ cũng có thể cho trẻ hệ vi sinh ở ruột phù hợp hơn, đồng thời cung cấp tế bào gốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật