Hướng dẫn các bạn cách chữa trị khi bị tiểu buốt, dắt

Bác cần uống nhiều nước (2 lít/ngày), có thể dùng các loại nước lợi tiểu như nước râu ngô, nước bột sắn, bông mã đề...

Tôi 60 tuổi, bị đi tiểu dắt và buốt, nước tiểu trong không màu; đi khám siêu âm và làm xét nghiệm nước tiểu kết quả đều bình thường kể cả gan, mật, thận lá lách. Bác sĩ kết luận tôi bị viêm họng mạn cho thuốc uống. Xin hỏi, bệnh của tôi phải chữa thế nào?

Bùi Văn Tuân (Thái Bình)

Trả lời:

Xin chào bác! Ở tuổi của bác tiểu buốt dắt thường do các nguyên nhân sau: nhiễm khuẩn tiết niệu (do vi khuẩn lậu cầu, Chalamydia...), tắc đường tiểu do sỏi, do u xơ tiền liệt tuyến Ngoài ra, tiểu buốt, dắt có thể gặp trong ngộ độc một độc tố ở mức độ nhẹ, chẳng hạn ngộ độc rượu nấm hóa chất thuốc Trường hợp tiểu dắt (bí tiểu) do phì đại tuyến tiền liệt có đặc điểm là đi tiểu nhiều lần lắt nhắt, tia tiểu nhỏ có khi không thành tia mà nhỏ xuống mũi giày, siêu âm tuyến tiền liệt kích thước to hơn bình thường.

Trong thư bác nói đã đi khám siêu âm không có sỏi nhưng đó chỉ là loại trừ sỏi có cản quang ở thận niệu quản và bàng quang thì siêu âm ổ bụng sẽ thấy, nhưng nếu sỏi không cản quang hoặc sỏi ở niệu đạo thì việc siêu âm ổ bụng có thể sẽ không phát hiện được. Theo thư thì bác còn bị viêm họng mạn tính, đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, vì vậy bác hãy điều trị theo đơn bác sĩ đã kê. Nếu trong đơn thuốc có kháng sinh và vitamin C cũng sẽ có tác dụng với nhiễm khuẩn tiết niệu.

 5 sự thật về nước tiểu mà bạn chưa biết (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)

Bác cần uống nhiều nước (2 lít/ngày), có thể dùng các loại nước lợi tiểu như nước râu ngô nước bột sắn, bông mã đề sắc uống hằng ngày, không uống rượu, không hút thuốc, hạn chế thức ăn cay nóng... Nếu đã thực hiện như trên không hết tiểu buốt, dắt, bác nên đi khám chuyên khoa tiết niệu. Chúc bác nhanh khỏi bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật