Khoa học lí giải hiện tượng "XỊT MÁU MŨI" khi xem CẢNH NÓNG

Chuyện “xịt máu mũi” khi thân nhiệt nóng lên đột ngột, mất kiểm soát trước những cảnh nhạy cảm là có thật hay chỉ là huyền thoại?

Chảy máu mũi khi nhìn thấy cảnh nóng hoặc rơi vào tình huống bất ngờ có liên quan đến việc “sốc” cảm xúc là một kịch bản quá đỗi quen thuộc trong khá nhiều bộ truyện tranh phim hoạt hình, phim điện ảnh của Nhật cũng như một vài nước châu Á khác.

Vậy thì chuyện “xịt máu mũi” khi thân nhiệt nóng lên đột ngột, mất kiểm soát trước những cảnh nhạy cảm là có thật hay chỉ là huyền thoại?

Chảy máu mũi là gì?

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là hiện tượng xuất huyết khá phổ biến. Nó thường xảy ra ở phần trước của khoang mũi, nơi có lượng lớn các mạch máu

Hiện tượng chảy máu mũi khi xem cảnh nóng có thật?

Hiện tượng chảy máu mũi khi xem cảnh nóng có thật?

Theo các chuyên gia sức khoẻ nếu việc chảy máu mũi không phải do chấn thương, va đập mạnh vào mũi, lệch vách ngăn mũi, có dị vật kẹt trong đường thở, không khí quá khô, hít phải chất độc,… thì có thể là do các bệnh như viêm đường hô hấp viêm xoang rối loạn đông máu rối loạn tiểu cầu bệnh về mạch máu,… Đặc biệt, một số loại thuốc cũng gây phản ứng phụ dẫn đến dễ bị chảy máu mũi

Cách xử lí khi bị chảy máu mũi

Cách xử lí đơn giản nhất khi bị chảy máu mũi là dùng tay bít chặt bên mũi bị chảy máu, giữ thẳng và ngả đầu về phía trước để máu không chảy xuống cổ họng. Ngoài ra, bạn có thể chườm đá lên cánh mũi, nhiệt độ lạnh sẽ giúp mạch máu co lại và từ từ làm chậm quá trình chảy máu.

Trong trường hợp máu chảy quá nhiều, phải đưa bệnh nhân cấp cứu ngay ở cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lí phù hợp. Tránh việc mất máu quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Nếu bị chảy máu mũi thường xuyên mà không hiểu nguyên nhân, hoặc hiện tượng này cũng xuất hiện ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể, bạn phải tìm gặp bác sĩ ngay để tìm bệnh nếu có.

Chảy máu mũi khi xem cảnh nóng là có thật?

Tại Nhật Bản, vào những năm 1970, Yasuji Tanioka - tác giả truyện tranh Yasuji no Mettameta Gaki Dou Kouza, được cho là người tiên phong cho mô típ nhân vật nam chảy máu mũi khi thấy vùng nhạy cảm của nữ giới. Sau đó, hàng loạt các nhà sáng tác truyện tranh khác cũng “học hỏi” theo mô típ này và đưa nó vào tác phẩm của mình nhằm phác họa sinh động hơn cho phản ứng mạnh mẽ khi cơ thể bị kích thích đột ngột. Hiện tượng đó như một dấu chỉ của sự “lên đỉnh”.

Thực tế, chuyện này chỉ có trong truyện tranh Nhật Bản

Thực tế, chuyện này chỉ có trong truyện tranh Nhật Bản

Tuy nhiên, các bác sĩ khẳng định rằng việc một chàng trai khỏe mạnh bình thường bị chảy máu mũi khi hưng phấn là điều bất khả thi. Theo bác sĩ Kōichiro Kanaya (Bệnh viện Kaneyama, Yamaguchi), cơ thể con người vô cùng mềm dẻo và linh hoạt nên tính thực tế của giả thuyết đó là vô căn cứ và không thể khẳng định hoàn toàn được.

Mặt khác, trong y điển của Thư viện quốc gia Hoa Kỳ chảy máu mũi có thể được xem như một triệu chứng xảy ra đối với người mắc chứng cao huyết áp Nhưng tài liệu này không hề đề cập đến việc hiện tượng chảy máu mũi liên quan đến phản ứng kích thích tì nh dục.

Tại Nhật Bản, vào những năm 1970, Yasuji Tanioka - tác giả truyện tranh Yasuji no Mettameta Gaki Dou Kouza, được cho là người tiên phong cho mô típ nhân vật nam chảy máu mũi khi thấy vùng nhạy cảm của nữ giới.

Sau cùng, chuyện chảy máu mũi khi xem cảnh nóng hay "sốc" cảm xúc trong các bộ truyện tranh đặc biệt là manga Nhật Bản vẫn là một mô típ mang tính "huyền thoại" bởi chẳng có lí giải khoa học nào công nhận điều đó cả. Nhưng không thể phủ nhận cách sử dụng mô típ ấy để diễn tả sự kịch tính và cao trào cảm xúc của các tác giả đã rất thành công phải không nào!

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật