Một số đơn thuốc giúp bổ âm, ích khí được điều chế từ mai ba ba

Theo y học cổ truyền, mai ba ba với tên gọi là miết giáp, thủy ngư xác hay miết xác, có vị mặn, tính hàn, không độc, vào 3 kinh can, phế và tỳ, có tác dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, tán kết, nhuận táo, giảm đau, điều kinh. Thường dùng chữa suy nhược, gầy yếu, đau lưng, nhức xương, mồ hôi trộm, sỏi thận, kinh nguyệt bế, sốt rét... Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số đơn thuốc thường dùng:

Chữa kinh nguyệt bế tắc do cơ thể suy nhược: Mai ba ba 30g, chim bồ câu 1 con rượu vang một chút và gia vị vừa đủ. Mai ba ba sấy khô, tán bột cho vào bụng chim bồ câu đã làm sạch cùng với rượu và gia vị, hấp cách thuỷ cho thật nhừ, ăn trong ngày.

Chữa thần kinh suy nhược, thể thận âm hư: Mai ba ba 12g, thục địa 20g, mạch môn (sao) 12g, long nhãn 16g lá vông 20g, kim anh 12g mẫu lệ nung 8g, khiếm thực 12g. Sắc uống lúc đói, ngày 1 thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.

Chữa sốt rét: Mai ba ba 30g, tẩm giấm, nướng vàng làm 3 lần; Cành và lá cây cam thìa 100g, cắt nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng; Rễ hà thủ ô trắng đã chế 50g; Lá thường sơn 50g, tước bỏ cuống và sống lá, ngâm nước vo gạo 2 ngày 2 đêm, mỗi ngày thay nước gạo một lần, thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng; Thảo quả sao cháy vỏ ngoài, lấy hạt 30g; Vỏ chanh khô 30g; Hạt cau 30g; Hậu phác 20g; cam thảo 20g, sao qua. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Người lớn uống mỗi ngày hai lần vào trước bữa ăn một giờ, mỗi lần 4g với nước sôi để nguội. Uống liên tục trong khoảng một tháng.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Mai ba ba 20g, bạch cập 50g kim tiền thảo 15g sài hồ 15g địa cốt bì 15g, sinh địa 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần, uống 5 - 7 ngày.

Lưu ý: Những người có tỳ vị hư yếu ăn không tiêu tiêu chảy phụ nữ có thai không nên dùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật